2 yếu tố giúp học sinh THPT ‘nằm lòng’ nội dung tác phẩm văn học

0

Nắm rõ tiểu sử, tính cách tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm giúp học sinh hiểu nhanh nội dung của tác phẩm văn học đó.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Nắm tiểu sử và tính cách tác giả

Không ít học sinh khi nghị luận một tác phẩm văn học đã nhầm lẫn tên của nhân vật hay nhầm nội dung của tác phẩm này sang một tác phẩm khác. Cụ thể, bài Cản phá lối mòn dạy và học văn của báo Bà Rịa – Vũng Tàu ra ngày 8/2/2014 có viết: “Một học sinh đã nhầm lẫn nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thành tác giả Nam Cao nên viết Nam Cao có chữ viết rất đẹp khiến cho người cai ngục phải cúi đầu…”

Đây chính là một lỗ hổng cho phương pháp học không chuyên tâm và sự cảm thụ của học sinh đối với văn học. Để cải thiện điều này, các bạn học sinh THPT nên tìm hiểu kỹ tiểu sử và tính cách của tác giả, sau đó mới nghiền ngẫm nội dung. Nhờ đó, các bạn có cơ sở để nắm bắt những thủ pháp nghệ thuật, nội dung và tinh thần của cả tác phẩm.

Ví dụ, Nguyễn Tuân là nhà văn trưởng thành trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Ông nâng niu giá trị của cái đẹp, do đó, ông xây dựng nên Huấn Cao, một người tử tù nhà Nho tài hoa bất đắc chí trong Chữ người tử tù.

Hay những tác phẩm về đề tài trí thức nghèo của Nam Cao như Đời thừaSống mòn, các nhân vật của ông có những quá trình đấu tranh nội tâm mãnh liệt giữa khát vọng cao cả và tầm thường, chân thực và giả dối, nhân đạo và ích kỉ đến như vậy. Nguyên nhân sâu xa bởi chính tác giả cũng là một trí thức nghèo với nội tâm bên trong luôn có sự đấu tranh.

Do đó, phương pháp khi nghị luận một tác phẩm văn học là học sinh cần nắm vững tiểu sử, tính cách tác giả, quan điểm nghệ thuật của họ để bám sát nội dung và khai thác tác phẩm sâu hơn.

Ghi nhớ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Đây là phương pháp mang tính logic cao để học sinh vừa nắm được sự kiện lịch sử vừa hiểu được tinh thần của tác phẩm.

Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều dựa trên những tác động và ảnh hưởng của thời cuộc mà nhà văn đang sống. Tư tưởng của văn học hiện thực (sau 1945) khác với văn học lãng mạn (trước 1945). Hướng khai thác mọi vấn đề về cuộc sống và nhân vật cũng khác.

Ví dụ, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ra đời năm 1941, thể hiện sự bức xúc của tác giả trước hiện thực tàn khốc tại chính quê hương về những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8 bị thực dân địa chủ áp bức đến tha hoá tâm hồn, huỷ diệt nhân tính.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân được viết ngay sau Cách mạng tháng 8, tái hiện lại hiện thực nạn đói năm 1945 nhưng còn dang dở. Sau khi hòa bình lặp lại, Kim Lân mới viết hoàn chỉnh.

Nếu không có nhiều hứng thú, bạn có thể học Ngữ văn theo phương pháp học môn Lịch sử. Cụ thể, dựa vào hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm, tiểu sử và quá trình hoạt động của nhà văn để nắm nội dung mà tác phẩm đề cập.

Phương pháp này có thể giúp bạn cải thiện cả môn Ngữ văn và Lịch sử trong quá trình học.

Theo nguồn Báo VnExpress