Teen 2k: “Điểm danh” 4 lỗi sai ở bài tập phản ứng trong dung dịch

0

Dạng bài tập phản ứng trong dung dịch là dạng bài khá đơn giản nhưng nếu không để ý, teen 2k rất dễ mắc phải 4 lỗi sai dưới đây. Hãy cùng điểm danh qua những lỗi này để rút kinh nghiệm nhé!

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1. Lỗi về thứ tự phản ứng

Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối chứa ion CO3(2-) thì thứ tự phản ứng sẽ xảy ra như trong hình sau:

Đầu tiên, H(+) sẽ phản ứng với CO3(2-) tạo ra HCO3(-), khi CO3(2-) đã phản ứng hết, mới tiếp tục xảy ra phản ứng giữa H(+) và HCO3(-) tạo ra khí CO2 và nước. Nhiều bạn tính toán số liệu theo suy nghĩ 2 phản ứng xảy ra đồng thời, dẫn đến kết quả bị sai.

2. Lỗi về bỏ sót lượng ion HCO3(-) trong dung dịch

Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối có chứa cả ion CO3(2-) và ion HCO3(-) thì thứ tự phản ứng xảy ra vẫn giống với trường hợp trên vì CO3(2-) có tính bazơ mạnh hơn HCO3(-) nên phản ứng trước. Nhưng khi tính toán, nhiều bạn bỏ qua lượng ion HCO3(-) có sẵn trong dung dịch mà chỉ tính phần tạo ra do phản ứng của H(+) với CO3(2-) thì kết quả cho ra cũng sai hoàn toàn.

3. Lỗi khi tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng

Khi đề bài cho khối lượng chất tan sau phản ứng làm số liệu để tính các đại lượng chưa biết như trong hình sau:

Việc xác định được số lượng các chất tan trong dung dịch lúc này là rất quan trọng nhưng không ít bạn lại quên rằng khi có khí CO2 thoát ra thì trong dung dịch vẫn còn chứa ion HCO3(-), dẫn đến xác định các chất tan chỉ là Na(+), K(+), Cl(-), đương nhiên kết quả sẽ bị sai.

4. Lỗi khi gặp dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch chứa H(+)

Đối với dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch có chứa ion H(+), các phản ứng sẽ xảy ra đồng thời như trong hình sau:

2 phản ứng đồng thời xảy ra và tạo khí CO2 cho đến khi nào hết H(+) thì dừng lại. Trong trường hợp này, vì H(+) rất dư nên sẽ không còn phản ứng tạo ion HCO3(-), do đó nếu vẫn viết phương trình phản ứng giống như những trường hợp trước, các bạn sẽ sai ngay từ khi bắt đầu.

Muốn biết thêm những lỗi sai mà teen 2k hay mắc phải khi làm bài, cũng như cách giới hạn kiến thức để ôn đâu trúng đó, các phương pháp giải nhanh, bí kíp xử lí đề thi hiệu quả… để tự tin gặp hái điểm 8, 9, 10, các bạn hãy đồng hành cùng PEN-M 2018 nhé! Đăng kí ngay Ở ĐÂY để nhận bí kíp ôn thi hiệu quả trong 2 tháng cuối về nào!