Bài học rút ra từ màn múa quạt của thí sinh Olympia

0

Học thông minh, múa quạt đỉnh, đó là ấn tượng mà thí sinh Olympia Lại Kinh Châu đã ghi dấu trong lòng khán giả xem truyền hình. Đằng sau màn trình diễn vui nhộn này là một bài học đáng suy ngẫm dành cho các bạn học sinh

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Màn múa quạt “gây bão” của thí sinh Olympia

Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” phát sóng vào ngày 17/02, thí sinh Lại Kinh Châu đến từ Cà Mau đã làm MC và khán giả trong trường quay phải bất ngờ. Bạn Châu đã thể hiện một màn trình diễn múa quạt rực lửa và đầy đam mê. Đây là màn trình diễn chưa từng có tiền lệ của Đường lên đỉnh Olympia.

Nguồn: VTV24

Dù không giành được giải nhất, nhưng ấn tượng mà Lại Kinh Châu để lại không chỉ khắc sâu trong tâm trí khán giả trong trường quay mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên mạng xã hội. Màn múa quạt của Châu đã tạo ra vô số phản ứng trái chiều cũng như những tranh luận không kém phần gay gắt.

2. Học giỏi không đồng nghĩa với cắm đầu vào sách vở

Trước không ít bình luận mang tính giễu cợt trên Internet, Lại Kinh Châu chia sẻ: “Việc múa quạt chẳng liên quan tới học nhiều hay không, cũng không phải điều gì xấu. Chúng mình cũng là học sinh, là con người bình thường, có sở thích riêng, cũng phải ‘quẩy’ và chơi đùa chứ không phải ngày đêm đèn sách học cho cố”.

Châu cũng bày tỏ, phương châm học tập của bản thân là học phải đi đôi với chơi. Không chỉ biết “múa quạt”, thỉnh thoảng Châu lại chơi game, đá bóng và chơi rubik sau giờ học. Có thể nói, với thí sinh Olympia Lại Kinh Châu, định kiến về học trò “mọt sách”, “đầu to mắt cận” không hề tồn tại.

3. Bài học sau màn múa quạt  “độc nhất vô nhị”

Không chỉ là một màn giải trí đem lại cảm giác sảng khoái cho khán giả xem truyền hình, tiết mục “múa quạt” của thí sinh Olympia còn để lại nhiều điều đáng suy ngẫm.

Lâu nay, học sinh giỏi thường gắn liền với hình ảnh cắm đầu học bài bên  chồng sách “chất cao như núi”, hay cụm từ “mọt sách” với hàm ý mỉa mai. Câu chuyện về cậu bạn Lại Kinh Châu đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn khác: học sinh giỏi không phải là “sinh vật lạ”. Không chỉ học giỏi, họ có thể chơi giỏi không kém gì những người khác.

Tương tự, thành tích học tập tốt có thể đi kèm với những hoạt động vui chơi giải trí năng động, sôi nổi, mà thói quen múa quạt của cậu bạn Lại Kinh Châu là một ví dụ điển hình. Học giỏi, chơi giỏi, tại sao không? Miễn là teen biết cân đối giữa học và chơi, có một một kế hoạch học tập-vui chơi khoa học và hợp lý thì vấn đề chơi mà học, học mà chơi chỉ là chuyện nhỏ.

Học phải đi đôi với chơi – phương châm học tập “chất lừ” này có thể là bí kíp để teen cải thiện thành tích học tập. Độ tuổi teen là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời, hãy biết cân đối thời gian giữa chơi và học để đời học sinh không trôi đi trong lãng phí bạn nhé.