Bí quyết giúp các teen trị “triệt để” mất gốc Hóa học

0

Hóa học là bộ môn cực kì khó “ăn” với hầu hết tất – tần – tật các teen. Đặc biệt là những bạn mất gốc Hóa thì thực sự đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Nhưng nỗi lo sợ Hóa học của các teen sẽ được xóa bỏ, nếu bạn biết bí quyết dưới đây!

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Trang bị hành trang trước khi học Hóa

Đặc trưng của Hóa học là nghiên cứu về đặc điểm, tính chất của từng nhóm chất có trong  tự nhiên. Nhưng đối với học sinh, để học được Hóa bạn cần trang bị cho bản thân một lượng kiến thức toán nhất định. Trong môn Hóa sẽ có một số công thức hay phương trình hóa học, mà bạn cần phải học thật chắc môn Toán thì mới có thể “xử đẹp” nó được. Do đó, trước khi “lâm trận” với môn Hóa, bạn có thể xem lại kiến thức Toán như cách giải các phương trình bậc hai trong sách giáo khoa nhé!

Thuộc “nằm lòng” bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Một trong những kiến thức bạn bắt buộc phải nhớ khi học môn Hóa đó là học thuộc bảng tuần hoàn. Nếu không nắm được bảng tuần hoàn thì bạn sẽ vĩnh viễn không thể biết được sự khác biệt giữa các nguyên tố Hóa học. Như vậy, việc học Hóa sau này của bạn sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn đấy!

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bạn có thể dễ dàng học thuộc bảng tuần hoàn hóa học bằng cách:

  • Nhóm IA: : Hi rô , Li , Na , Không , Rời bỏ , Cộng sản, Pháp.(H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)
  • Nhóm IIA : Banh , Miệng , Cá , Sấu , Bẻ , Răng.(Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)
  • Nhóm IIIA : Ba , Anh lấy , Gà , Trong , Tủ lạnh.(B,Al,Ga,In,Tl)
  • Nhóm IV : Chú , Sỉ , Gọi em , Sang nhậu , Phở bò.(C,Si,Ge,Sn,Pb)
  • Nhóm V : Ni cô , Phàm tục , Ắc , Sầu , Bi.(N,P,As,Sb,Bi)
  • Nhóm VI : Ông , Say , Sỉn , Té , Bò. (O,S,Se,Te,Po)
  • Nhóm VII : Phải , Chi , Bé , Yêu , Anh. (F,Cl,Br,I,At)
  • Nhóm VIII : Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng .(He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)

Học chắc lý thuyết và “xử đẹp” các dạng bài tập

Trong bước này, điều đầu tiên bạn cần làm là tập trung trang bị những kiến thức cơ bản cần có trong sách giáo khoa như là: danh pháp hóa học, cấu trúc nguyên tử, tính chất hóa học đặc trưng, phương pháp,… Một trong những lý do khiến nhiều teen gặp khó khăn trong môn học này là vì không nắm chắc và hiểu rõ khái niệm cũng như tính chất của chúng, nên khi bước vào làm bài tập sẽ gặp trình trạng “bó tay” không thể giải quyết bài tập đó. Để nắm được kiến thức cơ bản bạn hãy viết các khái niệm cần nhớ ra cuốn sổ tay của riêng mình, cách này giúp bạn nhớ lâu hơn và có thể mở ra xem lại bất cứ khi nào. Một phương pháp hay nữa là bạn hãy học lý thuyết Hóa bằng sơ đồ tư duy, để nắm được kiến thức nhanh mà không phải học nhiều chữ.

Nguồn: beestaff

Ngoài sách giáo khoa, bạn có thể tìm đọc những kiến thức cơ bản môn Hóa trong các cuốn sách hướng dẫn môn Hóa, sách tham khảo Hóa hoặc mượn tại thư viện của trường mình đang theo học nữa nhé!

Học Hóa bằng Flashcard

Flashcard còn được gọi là thẻ mang thông tin, nói đến flashcard có thể các bạn teen sẽ nghĩ ngay cách học này chỉ áp dụng cho môn tiếng Anh. Nhưng không đâu các teen, flashcard áp dụng được cho cả môn Hóa học nữa đó.

Nguồn: flinnsci.com

Các teen có thể mua được flashcard ở hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm hay thậm chí là tự làm thẻ từ những tấm bìa sách vở cũ của mình. Cách sử dụng tấm thẻ này cũng cực kỳ “y-zì”, bạn chỉ cần ghi lên mỗi tấm thẻ khái niệm, tên chất, danh pháp hoặc một nguyên tố hóa học và để ở nơi bạn dễ dàng nhìn thấy. Mỗi ngày bạn xem lại từ 5-10 thẻ, điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và kiến thức sẽ mãi mãi bị “giam cầm” trong trí nhớ của bạn.

Với các bí quyết trên, những teen đã và đang mất gốc môn Hóa sẽ dần lấy lại được kiến thức và bạn có thể tự tin đối mặt với môn học được cho là đáng sợ này. Biết đâu sau khi nắm vững được kiến thức bạn sẽ thấy thích thú và yêu môn Hóa học hơn!