Cách làm bài văn bình luận sao cho thật hay

0

Bài văn bình luận là gì?

Bình luận là bài văn nghị luận viết ra để trình bày ý kiến, thái độ trước một vấn đề nào đó (một ý kiến, một quan điểm, một hiện tượng đời sống, một phương pháp, sáng kiến, phát minh…); bình luận là dùng lí lẽ. dẫn chứng để cho thấy vấn đề đó đúng sai, lợi hại, có ý nghĩa lớn, nhỏ như thế nào, và bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối. Có rất nhiều dạng bài bình luận với các cách triển khai, các cách làm bài văn bình luận khác nhau.

Có những dạng bài bình luận nào?

Có hai dạng bài bình luận, một dạng là bình luận chính trị -xã hội và một dạng là bình luận văn chương. Khi làm bài văn bình luận cần chú ý đạt được 3 mục tiêu cụ thể:

+ Phân tích rõ tốt, xấu, đúng sai, cũ mới … của vấn đề

+ Mở rộng , khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết của vấn đề đó.

+ Xác định rõ thái độ, tình cảm hành động đúng đắn khi đối diện với vấn đề ấy.

Nguồn: giacngo.vn

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

 

Làm bài văn bình luận như thế nào cho đúng và hay?

Cách làm bài văn bình luận hoàn chỉnh bao gồm ba bước, đó là:

  1. Giải thích rõ vấn đề

+ Một từ khó một khái niệm mới cần được giải thích rõ .

+ Nghĩa đen nghĩa bóng , ý nghĩa của vấn đề cần phải được giải thích cụ thể (Bước 1 được coi như là soi sáng một vấn đề bước đầu nên rất cần thiết).

  1. Phải bình để chỉ rõ đúng, sai; xấu, tốt ; cũ, mới … của vấn đề.

+ Tại sao đúng (sai)? Phải có lý lẽ trên một cơ sở một quan điểm, lập trường nhất định.

+ Phần bình thể hiện rõ cái yêu, cái ghét, sự tiến bộ hay lạc hậu, hạn chế về mặt nhận thức, về tư tưởng tình của người bình luận. Phần này phải cần sự sắc sảo.

  1. Phải luận: nghĩa là phải bàn bạc, bàn luận so sánh, đối chiếu khơi sâu, mở rộng vấn đề; đặt vấn đề trong nhiều mối tương quan về gia đình, xã hội, lịch sử về lý luận về thực tiễn để bàn luân cho thoả đáng.

Bước này của bài bình luận chính là nơi để phân biệt mức độ, chất lượng, trình độ của bài văn.

Cách làm bài văn bình luận trên là để thấy được sự rạch ròi trong nhận thức. Như bình luận một câu tục ngữ một câu ca dao, một ý kiến ngắn. (VD : “Không có gì quí hơn độc lập tự do”) thường ở thân bài nên tiến hành theo trình tự 3 bước. Đối với những vấn đề bình luận về một vấn đề được trích dần trong một câu nói dài nhiều vế, ta phải :

+ Có lúc gộp bước 2 và 3, kết hợp bình và luận trong từng vế.

+ Có lúc gộp cả 3 bước trong từng vế cụ thể.

Một bài văn bình luận hoàn chỉnh gồm những phần nào?

A. MỞ BÀI:

– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

– Nêu yêu cầu của đề: Giới thiệu khái quát về đối tượng cần bình luận (Phải trích lại ý kiến/nhận định trong đề…)

B. THÂN BÀI:

  1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm):
  2. Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 1 khía cạnh, 1 phương diện … của 1 tác phẩm văn học cần giới thiệu tuần tự về tác giả rồi về tác phẩm đó.
  3. Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì nên làm như sau:

– Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ nhất.

– Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ hai.

  1. Giải thích ý kiến cần bình luận (0,5 điểm):

Khi giải thích cần lưu ý:

– Bám sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.

– Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.

– Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ ý kiến nhận định mà đề yêu cầu bình luận.

– Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì khi giải thích phải chỉ rõ sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa hai nhận định

  1. Cảm nhận, làm rõ các đối tượng mà ý kiến/nhận định đề cập tới và bình luận về các ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu (4,0 điểm):

3a. Cảm nhận, làm rõ các đối tượng mà ý kiến/nhận định đề cập tới (2,5 – 3,0 điểm):

Khi cảm nhận cần lưu ý:

– Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.

– Do yêu cầu của đề, thời gian làm bài và dung lượng bài viết nên chỉ tập trung phân tích/cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới. Không được sa đà phân tích/cảm nhận mọi phương diện, khía cạnh của đối tượng hay phân tích/cảm nhận toàn tác phẩm.

– Sử dụng các thao tác lập luận như Phân tích, Chứng minh, So sánh…và vận dụng các kiến thức đã học về tác phẩm để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới.

– Việc phân tích, cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới cần: Chính xác, tinh tế, sắc sảo, toàn diện và có suy nghĩ, cảm xúc…

– Nếu đề yêu cầu bình luận 2 ý kiến/2 nhận định về 1 khía cạnh, 1 phương diện … của 1 tác phẩm văn học thì ở bước này cần:

  • Cảm nhận, làm rõ nội dung của ý kiến/nhận định thứ nhất

(Ví dụ: Người lính Tây Tiến mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước)

  • Cảm nhận, làm rõ nội dung của ý kiến/nhận định thứ hai

(Ví dụ: Người lính Tây Tiến mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp)

– Nếu đề yêu cầu bình luận 2 ý kiến/2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì cách làm bài văn bình luận ở bước này các teen 2k2 cần:

  • Cảm nhận, làm rõ nội dung của ý kiến/nhận định về đối tượng thứ nhất (Ví dụ: Từ và sự nhẫn nhục của nhân vật)
  • Cảm nhận, làm rõ nội dung của ý kiến/nhận định về đối tượng thứ hai (Ví dụ: Người đàn bà hàng chài và sự nhẫn nhục của nhân vật)

– Khi cảm nhận, bên cạnh việc làm rõ các khía cạnh nội dung của ý kiến/nhận định cần bàn luận, cũng nên chú ý đến các dấu hiệu hình thức nghệ thuật như:

  • Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, thể thơ, cấu trúc câu thơ, giọng điệu…nếu là ý kiến/nhận định về thơ
  • Vai trò, vị trí; điểm nhìn, nội tâm, ngoại hình của nhân vật; hoàn cảnh, tình huống, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu… nếu là ý kiến/nhận định về văn xuôi

3b. Bình luận về ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu (1 – 1,5 điểm):

– Trường hợp 1 trong 2 ý kiến sai thì ‎bác bỏ ý kiến sai (Ví dụ: Vội vàng là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực), khẳng định ý kiến đúng (Ví dụ: Vội vàng là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực)

– Trường hợp cả 2 ý kiến đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của cả 2 ý kiến theo cách sau:

✓ Nếu bình luận 2 nhận định về 1 khía cạnh… của 1 tác phẩm thì hướng bình luận như sau: Khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau; giúp nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúp nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn

✓ Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì hướng bình luận như sau: Giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi hình tượng; cảm nhận được điểm gặp gỡ, nét khác biệt trong cách nhìn nhận, mô tả đời sống, trong tư tưởng của mỗi tác giả.

Khi bình luận cần lưu ý:

– Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.

– Lời bình luận phải hợp lí, hợp tình; thái độ khiêm nhường, mềm mỏng nhưng kiên quyết, giàu sức thuyết phục…

  1. KẾT BÀI:

– Đánh giá khái quát, ngắn gọn về mức độ ĐÚNG ĐẮN – SÂU SẮC

– TOÀN DIỆN của ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.

– Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Có rất nhiều cách làm bài văn bình luận đúng và hay, trên đây là bài viết tổng hợp các cách hiệu quả nhất dành cho các bạn teen 2k2 có thể viết tốt một bài văn bình luận. Tuy nhiên, để làm thành thạo một bài văn bình luận thì các bạn cũng cần đọc, tham khảo và tập viết nhiều hơn để nâng cao kỹ năng của mình các bạn nhé.