Chiến thắng câu hỏi dạng đồ thị môn Hóa cùng thầy Vũ Khắc Ngọc

0

Câu hỏi được biểu thị dưới dạng đồ thị là một câu hỏi mà các teen hay gặp khúc mắc. Giữ tâm lý vững vàng, hiểu rõ bản chất của đề bài và luyện “nằm lòng”  phương pháp giải dạng bài này của thầy Vũ Khắc Ngọc sẽ giúp teen thành công ăn điểm.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề


Theo thầy Ngọc nhận định: “Dựa trên những đề mẫu từ năm 2015 đến nay, chúng ta có thể tin rằng có ít nhất là 1 câu hỏi sử dụng minh họa đồ thị xuất hiện trong đề thi THPT QG 2018”, vì vậy trong PEN-M năm nay, thầy Ngọc sẽ động viên tinh thần các teen chiến thắng các câu hỏi đồ thị Hóa học bằng những bí kíp sau.

Tâm lý vững vàng

Tâm lý chung của các teen khi gặp câu hỏi dưới dạng đồ thị đó là tự phân loại câu hỏi này là câu hỏi khó, khiến cho teen tự tạo cho mình một mối lo sợ không đâu. Tuy nhiên, thầy Ngọc khẳng định, câu hỏi dạng đồ thị là một bài tập không hề xa lạ mà xuất hiện rất nhiều trong sách giáo khoa.

Đây chỉ là một hình thức khác để biểu diễn đề bài nhưng không hề thay đổi bản chất của kiến thức, phương pháp mà các teen cần để giải quyết câu hỏi đó. Thậm chí nếu đã quen thuộc với dạng bài này, teen sẽ thấy dễ dàng giải hơn so với đề bài được biểu diễn dưới dạng văn bản.

Thầy Vũ Khắc Ngọc – Giáo viên giảng dạy môn Hóa


Hiểu rõ bản chất đề bài


Trong đề thi, có nhiều lý thuyết sẽ có khả năng cao có câu hỏi bằng hình thức đồ thị như “thể hiện sự biến thiên/mối quan hệ của các đại lượng”. Bên cạnh đó, đồ thị cũng được thể hiện cho dạng câu hỏi bài tập như về “biểu diễn biến thiên về lượng (n/V/m) của 1 chất/ion trong quá trình phản ứng gắn liền với các hiện tượng (kết tủa, bay hơi).


Đây hoàn toàn là những kiến thức đã học và các phương pháp giải thuộc những chuyên đề này sẽ không thay đổi bất kể đề ra dưới dạng hình thức nào. Trên đây là một số ví dụ về các kiến thức lý thuyết và bài tập mà teen có thể hay bắt gặp ở câu hỏi biểu thị dưới dạng đồ thị. Hiểu bản chất câu hỏi rồi nắm rõ, khoanh vùng được các chuyên đề, teen sẽ chẳng gặp khó khăn gì khi đối mặt với dạng bài này.

“Nằm lòng” phương pháp giải dạng bài đồ thị

Bên cạnh việc nắm rõ lý thuyết , các công thức, phương pháp giải toán thông thường, các teen cần biết cách phân tích và đọc hiểu đồ thị để giải quyết “nhanh, gọn, nhẹ” dạng toán này. Đầu tiên, dựa vào đồ thị, teen cần xác định mối quan hệ giữa các đại lượng (đồng biến, nghịch biến). Ví dụ: nhiệt độ và tốc độ là hai đại lượng đồng biến, nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ minh học đề 2016 Bộ GD&ĐT

Tiếp theo, teen phải phát hiện ra tỷ lệ giữa các đại lượng trên đồ thị. Tương tự như môn toán, đồ thị ở môn Hóa được vẽ bằng đường thẳng trên mặt phẳng Đề các nên nhận ra được “hệ số góc” giúp teen áp dụng được ngay tính chất tam giác đồng dạng để giải nhanh đáp án, đây là một mẹo tính nhanh teen cần biết. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, teen cần hiểu được ý nghĩa từng giai đoạn được phản ánh trên đồ thị thì mới giải quyết đúng hướng câu hỏi.

Những câu hỏi lý thuyết hay bài tập Hóa được biểu diễn dưới dạng đồ thị không hề là một câu hỏi khó nếu teen biết phương pháp giải quyết. Thông qua những chia sẻ của thầy Ngọc chắc chắn đã giúp teen dễ dàng hơn khi đối đầu với những câu hỏi này. Nếu muốn lắng nghe nhiều hơn những chuyên đề đa dạng, trọng tâm cũng như được rèn luyện các bí kíp làm bài thì các teen hãy đến với khóa học PEN-M 2018. Giải pháp rút teen ôn thu “nước rút” hiệu quả và đúng đắn!