Một số dạng nghị luận văn học thường gặp

0

Nghị luận văn học là câu hỏi chiếm nhiều điểm số nhất của môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia. Có nhiều dạng nghị luận văn học khác nhau nhưng khó hơn cả là dạng đề nghị luận so sánh hai tác phẩm và bình luận về một ý kiến, nhất định. Teen thử theo dõi dàn ý mẫu các dạng bài văn nghị luận văn học dưới đây nhé!

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Dạng 1: So sánh hai tác phẩm văn học

1. Mở bài

Mở bài mặc dù không phải là phần ăn điểm nhiều nhất trong cả bài văn nghị luận văn học, nhưng lại là phần gây ấn tượng lớn nhất với người chấm điểm. Chính vì vậy, teen cần đầu tư phần mở bài sao cho thật hấp dẫn, gợi mở. Lưu ý là trong dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học, bạn cần giới thiệu được hai tác phẩm cần so sánh và đặt ra vấn đề sẽ so sánh giữa hai tác phẩm.

2. Thân bài

Trong tất cả các bài văn nghị luận văn học dạng so sánh hai tác phẩm, teen cần bảo đảm đủ các ý sau trong phần thân bài:

  • Bước 1: Giới thiệu đầy đủ hoàn cảnh sáng tác, tác giả, nội dung khái quát và đặc sắc của hai tác phẩm văn học được yêu cầu đưa ra so sánh
  • Bước 2: Nêu ra điểm chung giữa hai tác phẩm về đề tài, nội dung, đặc sắc nghệ thuật và điểm chung về phong cách sáng tác của hai tác giả
  • Bước 3: Phân tích lần lượt hai tác phẩm
  • Bước 4: So sánh để đưa ra những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm
  • Bước 5: Kết luận những điểm chung, điểm riêng giữa hai tác phẩm

Một điều mà teen cần lưu ý khi so sánh hai tác phẩm trong bài văn nghị luận văn học đó là phải thường xuyên kết hợp phân tích và lấy dẫn chứng từ tác phẩm để tăng tính thuyết phục. Muốn làm được điều này, bạn cần phải học thuộc lòng những dẫn chứng quan trọng.

3. Kết bài

Cuối bài văn nghị luận văn học dạng so sánh hai tác phẩm, teen cần tóm lược, tổng kết lại những vấn đề đã phân tích, đồng thời đưa ra những ý kiến, nhận định của cá nhân về hai tác phẩm.

Dạng 2: Bàn luận về một ý kiến, nhận định văn học

Để làm được một bài văn nghị luận văn học dạng này về một ý kiến cần chú ý những vấn đề sau:

  • Ý kiến, nhận định trong đề bài là đánh giá trên phương diện nào? Nội dung, nghệ thuật của cả bài văn nhay một chi tiết trong bài?
  • Ý kiến, nhận định đưa ra là đúng hay sai?
  • Tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ và nổi bật ý kiến, nhận định nếu ý kiến, nhận định đó đúng. Tìm những chi tiết trong tác phẩm để bác bỏ ý kiến, nhận định của đề bài nếu nó là ý kiến, nhận định sai (thường gặp là dạng ý kiến, nhận định của đề bài là đúng)
  • Bám sát vào ý kiến, nhận định mà đề bài đưa ra để phân tích, bàn luận. Tránh chăm chú phân tích tràn lan nội dung của cả bài mà không liên hệ tới tác phẩm rồi ý kiến, nhận định của đề.

Cụ thể về cách lập dàn ý bài văn nghị luận văn học dạng bàn luận về một ý kiến, nhận định văn học, teen có thể tham khảo thêm dưới đây:

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu tổng quát nhận định

2. Thân bài

  • Bước 1: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái quát của tác phẩm, tác giả. Từ đó nêu ra ý kiến, nhận định của đề bài.
  • Bước 2: Giải thích chi tiết về nội dung của ý kiến, nhận định.
  • Bước 3: Chứng minh – phân tích ý kiến, nhận định mà đề bài đã đưa ra. Teen cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận văn học dạng này không nên đi sâu phân tích những chi tiết không liên quan đến nhận định. Nên tập trung phân tích các chi tiết trong tác phẩm có liên quan đến ý kiến, nhận định. Kết thúc mỗi luận điểm nên nhắc lại ý kiến, nhận định.
  • Bước 4: Bình luận cá nhân, làm nổi bật sự đánh giá, quan điểm của bản thân về ý kiến, nhận định của đề.

3. Kết bài

Tóm lược, tổng kết lại vấn đề. Khẳng định sự đúng, sai của ý kiến, nhận đinh.

Dù là dạng nghị luận nào thì trong bài văn nghị luận luôn cần thể hiện rõ được quan điểm cá nhân của người viết. Điều này sẽ làm nên sự khác biệt giữa bài văn nghị luận của bạn với các bài nghị luận khác và nó sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn, đặc biệt là trong các bài văn nghị luận văn học.