Người thầy giúp con “mê mệt” môn Toán khi bước vào 10

0

Bằng cách liên kết kiến thức mới và kiến thức cũ, cách chia nhỏ kiến thức trong bài giảng một cách khoa học, cô cậu học trò nào bước chân vào lớp 10 cũng ghiền lấy ghiền để những bài giảng của người thầy tận tâm này.

Từ liên kết kiến thức

Trong hầu hết các bài giảng, thầy Lưu Huy Thưởng luôn chú trọng việc liên kết kiến thức tạo thành tập hợp khối kiến thức rộng và sâu. Nhất là với lứa học sinh đầu cấp lớp 10, thầy Thưởng càng chú ý nhiều hơn tới việc giúp các con có kiến thức nền tảng vững chắc sớm nên việc liên kết kiến thức giúp cho các con hệ thống dễ dàng những gì cần học, tự phát triển và dễ dàng ghi nhớ.  

Cách liên kết kiến thức là hệ thống kết hợp giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, xây dựng hệt thống giống như sự phát triển của một cái cây, bắt nguồn từ gốc rễ vấn đề, phát triển lên thân và lá. Theo thầy Thưởng, kiến thức môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung đều cần hệ thống chung liên kết từ những kiến thức đã học từ trước đó. Việc xây dựng hệ thống và đưa vào bài giảng một cách khoa học và khéo léo sẽ giúp học trò dễ dàng tiếp cận, ghi nhớ sâu hơn và hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Ví dụ trong bài Hàm số bậc hai phần Đại số lớp 10, hàm số có dạng y = ax2+bx+c   a≠0Trước khi đưa ra đồ thị cho hàm số y = ax2+bx+c   a≠0 thì thầy Thưởng giúp học sinh nhớ lại 2 đồ thị hàm số đơn giản học từ lớp 9 là y = ax, a >0 và y = ax2, a < 0. Từ đó thầy Thưởng chắt lọc kiến thức liên quan để đưa vào vận dụng cho phần bài giảng y = ax2+bx+c   a≠0.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Hai hàm số đơn giản được thầy đưa vào bài giảng về Đồ thị của hàm số bậc hai lớp 10

Đến chia nhỏ kiến thức

Vì sao học sinh luôn có tâm lý muốn bỏ cuộc với những bài Toán khó và nặng? Thầy Lưu Huy Thưởng chia sẻ: “Học sinh chưa có kỹ năng cho việc chia nhỏ kiến thức và triệt hạ từng phần, điều này khiến học sinh bị ngộp trong mớ bòng bong, khó tìm hướng giải quyết. Vì thế, việc hướng dẫn học trò chia nhỏ những phần kiến thức khó và nặng là rất quan trọng”.

Tuy nhiên, không chỉ có kiến thức “khó” hay “nặng” thầy Thưởng mới dùng phương pháp chia nhỏ kiến thức, thầy luôn nghiên cứu và đưa vào bài giảng những cách chia nhỏ kiến thức một cách nhất quán để bài giảng nào học trò cũng hiểu, bài nào cũng nhẹ nhàng hơn với các em.

Ví dụ trong bài giảng phương trình bậc nhất ở lớp 10, thầy Thưởng bắt đầu bài giảng với việc giúp học sinh tiếp cận bài toán: Giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0, việc đầu tiên thầy Thưởng giúp học sinh hiểu vì sao phải biện luận, biện luận thế nào để không bị nhầm lẫn, việc chia từng trường hợp với tham số “a” ra sao, nhóm như thế nào để dễ hiểu, dễ làm nhất.

Ngoài việc chia nhỏ kiến thức, thầy Lưu Huy Thưởng luôn giảng lần lượt kiến thức theo cấp độ khó tăng dần, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp cận, dần nâng cao kỹ năng tư duy và giải quyết các bài toán.

Với sự nghiệp gần 10 năm trong “công cuộc trồng người”, thầy Lưu Huy Thưởng đã giúp học trò của mình có được kiến thức vững chắc và đỗ đạt cao trong kỳ thi vào 10 và kỳ thi THPT quốc gia. Hiện tại thầy Lưu Huy Thưởng đang công tác tại trường Liên cấp song ngữ H.A.S ngoài ra thầy cũng là một giáo viên dạy giỏi uy tín với học trò qua những bài giảng trực tuyến tại Hệ thống giáo dục HOCMAI.

Những dòng chia sẻ của học sinh luôn là niềm động lực lớn lao để thầy Thưởng vui vẻ tiếp tục đồng hành cùng sự nghiệp trồng người mỗi ngày: “Em xin chân thành cảm ơn những bài giảng của thầy Lưu Huy Thưởng đã giúp em thêm động lực để học tốt môn Toán, môn mà trước đây em rất ghét và chưa bao giờ thi thử đạt điểm cao. Em rất tiếc vì kết quả môn Toán của em còn hơi thấp vì chỉ dành có 3 tháng để ôn môn Toán một cách nghiêm túc, em hi vọng thầy Thưởng cùng với những bài giảng chuyên môn lẫn bài học cuộc sống sâu sắc mãi mãi đồng hành với các thế hệ học sinh”.