Thi THPTQG 2018: “1001” cách tránh “bẫy” môn Tiếng Anh

0
Thực tế cho thấy, môn tiếng Anh có nhiều câu không khó nhưng vẫn có cơ số thí sinh làm sai. Lý do là người ra đề đã “gài” sẵn bẫy trong đó. Teen 2k nào không muốn mất điểm “oan” thì đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1.Tránh bẫy trong bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Trong đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh có 4 phương án đưa ra, gần như chắc chắn có cả đáp án đồng nghĩa và trái nghĩa với từ gạch chân nên nếu không cẩn thận teen 2k sẽ chọn nhầm. Ví dụ: các bạn có thể chọn từ đồng nghĩa với từ gạch chân trong khi đề yêu cầu bạn tìm từ trái nghĩa hoặc ngược lại.

Ví dụ: (Trích từ đề thi Tham khảo của Bộ GD-ĐT năm 2018)

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following question
After their long-standing conflict had been resolved, the two families decided to bury the hatchet.


A. become enemies B. become friends C. give up weapons D. reach an agreement
Chúng ta có thể tạm hiểu câu trên như sau: ‘Sau khi cuộc xung đột kéo dài được giải quyết, hai gia đình đã đi tới quyết định…..”
Như vậy, chúng ta có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa, cuộc xung đột đã được giải quyết và có thể là quyết định làm hòa với nhau. Nhìn vào 4 phương án, ta thấy có:
become enemies: trở thành kẻ thù
become friends: trở thành bạn
give up weapons: từ bỏ vũ khí
reach an agreement: đi đến việc ký kết


Nếu không đọc kỹ thì rất nhiều bạn sẽ chọn luôn phương án B (trở thành bạn <> giảng hòa). Nhưng đề bài là tìm từ trái nghĩa nên phải chọn đáp án A. Trái nghĩa với việc làm hòa là trở thành kẻ thù.

Cách tránh cạm bẫy trong làm đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh (nguồn ảnh: Google)

PEN 2024  GIẢI PHÁP LUYỆN THI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT TOÀN DIỆN

✅ Chắc vé Đại học TOP với lộ trình luyện thi toàn diện

✅ Giảm 2/3 gánh nặng thi cử nhờ hệ thống đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

Tránh bẫy trong bài từ vựng, ngữ pháp

Trắc nghiệm ngữ pháp thường không quá khó nhưng phần từ vựng lại dễ làm các bạn mất điểm, đặc biệt là dễ nhầm lẫn ở cách phân biệt từ.

Tương tự, trong phần trắc nghiệm từ vựng và ngữ pháp của đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh, các bạn sẽ gặp nhiều câu “bẫy”,  yêu cầu phải phân biệt được nghĩa và cách sử dụng của các từ và nhóm từ. Kinh nghiệm dành cho các bạn là nên ghi chép lại khi gặp các từ, nhóm từ và khi viết vào sổ tay học từ nên ghi theo nhóm từ cùng chủ điểm.

Tránh bẫy phần đọc hiểu nội dung

Trong phần đọc hiểu nội dung này, các bạn thường bị bị mất điểm do các phương án trả lời thường khá giống với cùng nội dung tìm thấy trong bài đọc. Tuy nhiên, “bẫy” của câu lại được tìm thấy ở chỉ 1 từ nào đó mang tính chất quyết định và thường là những từ chỉ mức độ như: absolutely, only, alone, totally,… Ngoài ra, teen 2k thường mất điểm vì không biết cách phân biệt chủ đề của đoạn văn và thông tin chi tiết trong bài, không biết cách đoán từ trong ngữ cảnh (đối với những dạng câu hỏi tìm từ thay thế)…

Thí sinh nên đọc kỹ từng phần để có đáp án chính xác (ảnh nguồn: báo Tuổi trẻ)

Do đó, thí sinh ngoài việc  áp dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt kỹ năng đọc quét (scanning), đọc lướt ( Skimming), đọc kỹ nội dung (Reading Closely) và phán đoán (Guessing) thì cần bổ sung thêm vốn từ vựng theo chủ điểm và phải chú ý đến những từ đặc biệt (như các từ chỉ mức độ đã nói ở trên) khi lựa chọn đáp án.

Tránh bẫy phần tìm lỗi sai

Các câu trong phần này thường là các câu phức tạp dài và có nhiều từ mới khiến thí sinh nhìn vào sẽ thấy sợ. Tuy nhiên để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là các bạn phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính + động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc của câu hay chính là lỗi sai của câu. Ví dụ, các bạn thường bị đánh lừa khi gặp những câu có cấu trúc phức tạp như: S,(Mệnh đề quan hệ)…+V+O; S (thay thế bằng một cụm danh từ) +V+O….

Tránh bẫy phần ngữ âm

Có những từ rất phổ biến nhưng các bạn học sinh rất dễ nhầm lẫn và phát âm sai. Ví dụ như Champagne, miked, naked, question, suggestion, blood, flood, heart… Hãy tra từ điển thật kỹ và note lại những trường hợp đặc biệt để không bị mất điểm đáng tiếc nhé!

Trên đây là tổng hợp các dạng “bẫy” của 5 dạng bài thường gặp nhất khi làm bài thi THPT quốc gia Tiếng Anh 2018, teen 2k hãy nhớ thật kỹ để không bao giờ mắc phải nhé, đáng tiếc lắm!

Để biết thêm những lỗi sai mà đến cả các bạn học khá giỏi cũng thường mắc phải trong nhiều dạng bài khác nữa, cũng như những kiến thức, phương pháp linh hoạt, kỹ năng “thần thánh”… giải quyết các dạng bài tập khó, nhắm đến mục tiêu điểm 9, điểm 10, hãy đồng hành cùng PEN–M 2018 nhé teen 2k!