Ở nội dung này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích một cách khái quát về Tổng quan văn học Việt Nam.
Mục lục
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
2. Văn học viết
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (X-XIX)
2. Văn học hiện đại
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên
2. Con người trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
3. Con người trong quan hệ với xã hội
4. Con người trong ý thức về bản thân
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
- Ra đời từ xa xưa, trước khi có văn học viết
- Sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân lao động
- Thể loại: cổ tích, ca dao, thần thoại
- Có giá trị to lớn về nhiều mặt
2. Văn học viết
- Ra đời từ thế kỉ X, dân tộc độc lập
- Sáng tác cá nhân của tầng lớp tri thức bằng hình thức chữ viết
- Chữ viết: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ
- Thể loại: Tự sự, trữ tình, kịch, văn xuôi,…
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (X-XIX)
- Hoàn cảnh: Ra đời trong chế độ xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang.
- Tác giả: Chủ yếu là nhà Nho
- Thể loại: Từ văn học Trung Quốc và sáng tạo riêng của dân tộc
- Thi pháp: Tính ước lệ, sùng cổ, tính phi ngã
- Thành tựu: Thơ văn Lí, Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…
- Văn tự: Chữ Hán (X-đầu XX) và Chữ Nôm (XV-cuối thế kỉ XIX)
2. Văn học hiện đại
- Hoàn cảnh: Ra đời khi phương Tây xâm lược, ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa phương Tây
- Tác giả: Xuất hiện đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp
- Thể loại: Thơ mới, kịch nói, tiểu thuyết, phê bình văn học
- Thi pháp: Lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, và cái tôi cá nhân
- Thành tựu: Phong trào thơ mới, sáng tác của Tự lực văn đoàn, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Tố Hữu,…
- Văn tự: Nền văn học tiếng việt, chủ yêu viết bằng chữ Quốc ngữ
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên
- Văn học dân gian: Coi thiên nhiên là đối tượng nhận thức, chinh phục, cải tạo, thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp phong phú và là bạn của con người
- Văn học Trung đại: Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ
- Văn học hiện đại: Thiên nhiên kết tinh tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, đôi lứa
2. Con người trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
- Văn học dân gian: Thể hiện tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, căm thù giặc
- Văn học Trung đại: Thể hiện ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, văn hiến
- Văn học hiện đại: Tình yêu nước gắn với sự nghiệp đấu tranh gia cấp, gắn với lí tưởng XHCN
3. Con người trong quan hệ với xã hội
- Thể hiện ước mơ da diết về một xã hội công bằng, tốt đẹp
- Lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên nghiệp, chà đạp con người
- Bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức bóc lột
- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, cải tạo, phê phán
4. Con người trong ý thức về bản thân
- Văn học Trung đại: Có tính phi ngã, nhưng yếu tố cá nhân đã xuất hiện
- Phong trào thơ mới: Đề cao cái “tôi” cá nhân, khát vọng thành thực
- Văn thơ văn thơ chống Pháp, Mỹ: Đề cao ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm
- Văn học sau 1975: Thể hiện con người bản thể
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các em có cái nhìn Tổng quan về văn học Việt Nam.