Hoạt động giao tiếp là hoạt động không thể thiếu của con người trong đời sống xã hội. Giao tiếp giúp con người truyền đạt thông tin với nhau, phổ biến nhất là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI)
I. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Tìm hiểu ngữ liệu (trang 14-15 SGK Ngữ văn 10 Tập 1)
a. Nhân vật giao tiếp: Vua Trần Nhân Tông và các bô lão
- Cương vị: Vua Trần Nhân Tông là người đứng đầu đất nước, các bô lão là người đại diện cho dân chúng
- Quan hệ: Bề trên-bề dưới
Khi người nói (người viết) dùng từ ngữ để tạo ra lời nói (văn bản) nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình, thì người nghe (người đọc) tiến hành hoạt động nghe (đọc) để giải mã từ ngữ rồi lĩnh hội nội dung văn bản đó. Trong hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp, người nói người nghe liên tục đổi vai cho nhau. Nguyên tắc ấy gọi là nguyên tắc luân phiên lần lượt.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Hội nghị Diên Hồng trong Hoàng thành Thăng Long vào cuối năm 1284, khi giặc Nguyên – Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta lần 2
c. Nội dung giao tiếp: Bàn việc nên đánh hay hòa giữa người đứng đầu triều đình và đại diện nhân dân
d. Mục địch giao tiếp: Thống nhất ý chí và hành động quyết tâm đánh giặc cứu nước của cả dân tộc.
2. Khái niệm
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có 2 quá trình: Tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản
Nhân tố giao tiếp gồm: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hy vọng với bài viết về Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.