Trong đời sống sinh hoạt, để giao tiếp một cách có hiệu quả thì trình bày một vấn đề như là một yêu cầu bắt buộc để người nghe có thể hiểu rõ những gì người nói muốn truyền đạt. Vì vậy, ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu bài “Trình bày một vấn đề”.
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
Trình bày một vấn đề là nhu cầu thường có của con người trong đời sống xã hội: Phát biểu ý kiến xây dựng bài, phát biểu trong các buổi sinh hoạt đại hội lớp, đại hội đoàn,…
=> Vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại
II. Công việc chuẩn bị
1. Chọn vấn đề trình bày
- Khía cạnh mà mọi người đều quan tâm
- Khía cạnh phù hợp với người nghe
- Khía cạnh mà bản thân nắm vững
2. Lập dàn ý cho bài trình bày
Mục đích để đảm bào nội dung cho bài trình bày
Chọn vấn đề trình bày tiêu biểu và không xa lạ với mọi người
Lợi ích của việc lập dàn ý trước khi trình bày:
- Chủ động, tự tin, bình tĩnh khi trình bày
- Vấn đề sẽ được trình bày mạch lạc, hệ thống, vừa đủ, nổi trọng tâm
- Người nghe dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm
- Đảm bảo thời gian quy định
- Tôn trọng người nghe
III. Trình bày
1. Bắt đầu trình bày
- Đi lên diễn đàn
- Chào cử tọa
- Giới thiệu về mình
2. Trình bày nội dung chính
- Giới thiệu nội dung chính
- Trình bày từng ý chính, có lời chuyển ý từ ý này sang ý khác
- Quan sát người nghe
3. Kết thúc và cảm ơn
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính
- Cảm ơn người nghe
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.