Phân tích bài thơ “Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong di sản thơ Đường phong phú, đa dạng và tinh tế của Trung Quốc, bên cạnh thi tiên Lý Bạch thì thánh thi Đỗ Phủ cũng để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí của biết bao thế hệ yêu thơ. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng) của  Đỗ Phủ.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời

  • Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng – Hà Nam – Trung Quốc
  • Gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca
  • Bản thân sống ở thời kì loạn lạc, cuộc đời lưu lạc, có chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành

b. Sáng tác

  • Để lại khoảng 1500 bài thơ
  • Thơ ông là bức tranh hiện thực sinh động và chân xác về xã hội đương thời, được mệnh danh là thi sử
  • Giọng thơ thường trầm uất, nghẹn ngào, bi tráng thể hiện sự đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân trong thời đại li loạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo được tôn là thi thánh
  • Là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, danh nhân văn hóa Thế giới

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ được viết trong thời gian Đỗ Phủ cùng gia đình chạy nạn ở Qùy Châu (766)
  • Nằm trong chùm thơ “Thu hứng” (8 bài)

b. Thể thơ

Đướng luật thất ngôn bát cú

c. Bố cục

4 câu đầu (tiền giải): Tả cảnh mùa thu

4 câu sau (hậu giải): Nỗi lòng nhà thơ

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cảnh sắc mùa thu

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.”

Điểm nhìn: từ núi xuống dòng sông, bao quát không gian

Hình ảnh “sương móc trắng xóa” “núi Vu” => hiu hắt, ảm đạm, tiêu điều

=> Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu trong thơ ca mùa thu truyền thống 

“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”

Điểm nhìn: xoay ngược theo chiều dọc từ lòng sông lên miền quan tái (gần – xa)

Hình ảnh đối lập: sóng – mây => sự vận động trái chiều và triệt để

=> Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội loạn lạc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế và tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ

2. Nỗi lòng của nhà thơ

“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”

Hình ảnh ẩn dụ: “cúc” => gợi nỗi buồn sâu lắng

“con thuyền” cô độc, trôi nổi, lưu lạc cuộc đời

=> Hai câu thơ thể hiện lòng nhớ quê một cách sinh động và tha thiết, sâu lắng của nhà thơ

“Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”

Âm thanh tiếng chày đập vải => vang động, xoáy sâu vào lòng người nỗi nhớ quê tê tái, khôn nguôi

Cảnh thực hiện lên không khí chuẩn bị cho mùa đông

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

=> Tâm trạng vừa hoài cổ, vừa thế sự, chan chứa tình đời, tình người sâu sắc

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

  • Kết cấu chặt chẽ
  • Bút pháp tả cảnh ngụ tình
  • Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, đa nghĩa

2. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vic mà hiu hắt, sôi động mà nhạt hòa trong sương khói mùa thu đồng thời thể hiện một tâm trạng buồn xót xa với nỗi nhớ quê hương của nhà thơ