Phân tích bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong di sản thơ ca phong phú của nhân loại, thơ Đường là một trong những thành tựu kiệt xuất của thơ ca Trung Quốc nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung. Trong đó, bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch được coi là một trong những bài thơ tống biệt hay nhất. Sau đây, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu bài thơ này.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Lí Bạch (701 – 762)

  • Tự Thái Bạch
  • Quê ở Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
  • Tính tình hào phóng, thích giao lưu bạn bè, và ngao du thưởng ngoạn phong cảnh
  • Là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường
  • Để lại trên 1000 bài thơ
  • Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “thi tiên”
  • Thơ ông có nội dung phong phú
  • Phong cách thơ hào phóng, bay bổng nhưng tinh tế, tự nhiên, giàu sáng tạo

b. Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740)

  • Là nhà thơ lớn thời Đường
  • Thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch, nhưng cũng là người bạn văn chương, người bạn vong niên thân thiết của Lí Bạch

2. Tác phẩm

  • Viết về đề tài tiễn biệt – chiếm tỉ lệ thơ cao trong thơ Lí Bạch
  • Được đánh giá là bài thơ hay nhất viết về đề tài này
  • Thể thơ: tứ tuyệt

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.”

  • Không gian tiễn biệt:

Lầu Hoàng Hạc là một trong những thắng cảnh nổi tiếng đồng thời là một di chỉ thần tiên tạo tính chất thiêng liêng cho cuộc chia li, không gian lầu cao tạo điều kiện cho người tiễn dõi theo bóng bạn đi xa

Nơi đến: Quảng Lăng – Dương Châu là đô thị phồn hoa bậc nhất đời Đường

Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè đi lại

  • Thời gian tiễn biệt: tiết trời tháng 3 mùa xuân ấm áp
  • Tâm điểm của cuộc chia li là con người “cố nhân”- người ban thân thiết lâu năm

=> Cảnh đưa tiễn đẹp nhưng tình cảm lưu luyến, bịn rin, vấn vương => Ẩn chứa nỗi buồn li biệt

2. Hai câu sau

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.”

“cô phàm”: cánh buồm lẻ loi => đây không phải là cái nhìn của lí trí mà là cái nhìn vời vợi của tình cảm, cảm xúc dâng trào 

“bóng buồm xa hút” => quá trình dịch chuyển ngày càng xa của con thuyền

=> Tâm trạng bịn rịn, lưu luyến, cô đơn của nhà thơ

 

Trước mắt người ở lại chỉ còn hình ảnh dòng sông chảy lưng trời => không gian mở rộng đến mênh mang=> tô đậm cảm giác hụt hẫng, trống trải

III. Tổng kết

Nghệ thuật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lời thơ hàm súc, hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm,…

Nội dung: thể hiện niềm nhớ thương, lưu luyến khi người bạn thân lên đường, ca ngợi tình bạn gắn bó tha thiết.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.