Soạn bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong các tác phẩm văn thơ Việt Nam, phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ quá đỗi quen thuộc, được các tác giả sử dụng nhuần nhuyễn và thành thục. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu rõ hơn về Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Ẩn dụ

1. Khái niệm ẩn dụ

Ẩn dụ là sự định danh đối tượng này bằng đối tượng khác dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau)

2. Phân tích ngữ liệu

“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

  • Hình ảnh “thuyền”: di chuyển ngược xuôi tượng trưng cho người con trai đi đây đi đó
  • Hình ảnh “bến”: cố định, thụ động chờ thuyền tượng trưng cho người con gái thủy chung chờ đợi

=> tình yêu son sắt, thủy chung của người con gái trong xã hội cũ

=> “thuyền” “bến” là mối quan hệ song song, tương đồng giữa các hình ảnh và đặt các hình ảnh trong sự liên tưởng (so sánh ngầm)

II. Hoán dụ

1. Khái niệm

Khái niệm hoán dụ: Hoán dụ là dùng một đặc điểm, một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó

2. Phân tích ngữ liệu

“Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

  • “áo nâu” chỉ tầng lớp nông dân
  • “áo xanh” chỉ tầng lớp công nhân

=> Hiện thân cho tầng lớp nông-công nhân

=> Dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể, lấy đặc điểm tính chất để chỉ toàn bộ đối tượng

III. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Về cơ chế

  • Ẩn dụ: So sánh ngầm dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau)
  • Hoán dụ: Không có so sánh, dựa trên quan hệ gần gũi

Cấu trúc nghĩa

  • Ẩn dụ: Có sự chuyển trường nghĩa
  • Hoán dụ: Không chuyển trường nghĩa mà cùng một trường

Hình thức

  • Ẩn dụ: Không có vế A, chỉ có vế B
  • Hoán dụ: Vế A thuộc B, A ẩn

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.