Phân tích 3 bài thơ “Vận nước (Quốc tộ)”, “Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)”, “Hứng trở về (Quy hứng)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong thơ văn Lý, Trần hào khi Đông A là mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt và nổi bật ở rất nhiều sáng tác nhưng mỗi tác phẩm đều có những nét riêng biệt. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu những nét riêng đó cũng như nét chung của hào khí Đông A được thể hiện qua 3 sáng tác là “Vận nước (Quốc tộ); Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng); Hứng trở về (Quy hứng)”

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài 1: Vận nước (Pháp Thuận thiền sư)

“Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.”

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) không rõ tên thật và quê quán, ông là một nhà sư từng giữ chức vụ cố vấn trong triều đình nhà Tiền Lê

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:

Sau nhiều năm loạn lạc bởi nội chiến loạn 12 sứ quân gây ra, đất nước được thống nhất bởi vua Đinh Tiên Hoàng, sau đó truyền đến vua Lê Đại Hành

Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều vững mạnh, một quốc gia hùng cường nên đã hỏi ý kiến sư Pháp Thuận. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó

Bài thơ ra đời khoảng năm 981 – 982 và là bài thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam có tên tác giả

II. Phân tích

1. Hai câu đầu

“Vận nước như dây mây quấn quýt”  => vận nước không thể phụ thuộc vào một yếu tố có tính độc lập, mà là phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc

 => Nhà thơ mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về vận mệnh của đất nước.  So sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt để nói lên sự bền vững, dài lâu và phát triển thịnh vượng đồng thời khẳng định vận may của đất nước và niềm tin của nhà thơ vào vận nước

“Trời Nam mở thái bình”: đất nước thái bình, nhân dân an lạc. Thể hiện tâm trạng vui tươi, nêu cao niềm tự hào về đất nước.

2. Hai câu sau

“Vô vi” nghĩa là không làm điều gì trái với tự nhiên (không bày những chính lệnh hà khắc, những khuôn mẫu đạo đức cứng nhắc bó buộc con người)  => Nhà vua nên dùng đường lối vô vi, khoan dung, giản dị, chăm lo đời sống nhân dân để nhân dân được ấm no, an lạc sẽ không đi theo những phần tử trỗi dậy mà thuận lòng ủng hộ nhà nước quân chủ tập quyền

Đường lối trị nước: Người lãnh đọa dùng đức của bản thân để cảm hóa dân, khiến dân tin phục. Khi dân tin phục thì xã hội tự đạt được trạng thái bình trị

=> Kết luận: Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn ngắn ngọn, hàm súc về hòa bình và đường lối trị nước

Bài 2:  Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác thiền sư)

“Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Mãn Giác thiền sư (1052 – 1096), tên là Lí Trường. Thuở nhỏ, ông được vào hầu Thái tử Kiến Đức (Lí Nhân Tông sau này). Khi Kiến Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín trưởng lão

2. Tác phẩm

  • Thuộc thể “KỆ”: được viết bằng văn vần (thể văn của Phật giáo)
  • Thể loại: Hợp thể (4 câu đầu ngũ ngôn, 2 câu cuối thất ngôn)
  • Nhan đề “Cáo tật thị chúng” do người đời sau đặt

II. Phân tích

1. Bốn câu đầu

Câu 1 và 2 diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên, cây cối biến đổi theo thời tiết

Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của con người:

  • Cuộc đời con người cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên: tuổi trẻ qua, tuổi già đến
  • Thời gian sự việc qua đi, con người già đi theo năm tháng. Cuộc đời con người không luân hồi như cây cối, con người luôn đi về phía hủy diệt

=> Sự đối nghịch của cuộc sống vô tận đi mãi, không ngừng. Tâm trạng nhà thơ như có phần ngỡ ngàng luyến tiếc, gợi nét buồn thoáng qua vì thời gian qua nhanh, con người chưa làm gì có ý nghĩa cho đất nước, cho đời => Quy luật sinh lão bệnh tử

2. Hai câu cuối

Hai câu cuối như một lời tranh luận, chống lại quy luật nghiệt ngã của tạo hóa, khẳng định quan niệm triết lí: con người vượt lên sự hóa sinh thông thường. Thời gian trôi qua, tuổi già sẽ đến, cần phải hiểu rõ để sống hữu ích khi còn trẻ

=> Lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả

Bài 3: Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)

“Lão tang diệp lạc tàm phương tận,

Tảo đạo hoa hương giải chính phì.

Kiến thuyết tại gia bần diệt hảo,

Giang Nam tuy lạc bất như quy.”

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

  • Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên
  • Quê ở làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay thuộc Thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)
  • Năm 1314 – 1315 được cử đi sứ, ông làm quan đến chức Thượng Thư

2. Tác phẩm

  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • Sáng tác khi đang đi sứ ở Giang Nam

II. Phân tích

1. Hai câu đầu

Hình ảnh dân giã, hương vị quen thuộc của làng quê: dâu tằm, lúa, cua => lối sinh hoạt rất đạm bạc

=> Miền quê thanh bình, trù phú ăn sâu vào tâm trí nhà thơ ngay khi ông đang ở một đất nước khác

=>  Nỗi nhớ quê hương

2. Hai câu sau

Cuộc sống phồn hoa ở Giang Nam dẫu có làm nhà thơ vui nhưng cũng không làm dịu nỗi nhớ quê hương bình dị mà ngược lại làm cho nỗi nhớ quê nghèo ngày càng day dứt

=>  Lòng yêu nước vầ niềm tự hòa của dân tộc

=> Bài thơ hướng tới những hình ảnh mĩ lệ đời thường nhưng làm sáng lên vẻ đẹp tinh thần của nhà thơ

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung

  • Bài “Quốc tộ”: vận nước trong hiện tại và tương lai là nền thái bình muôn thuở được tạo nên bởi đường lối vô vi đức trị cho nhân dân được thái bình
  • Bài “Cáo tật thị chúng”: trong lúc tuổi già, thân bệnh vẫn thanh nhàn và vui tin như nhàng mai lúc xuân tàn
  • Bài “Quy hứng”: không đâu bằng đất nước quê nhà, về quê là niềm cảm hứng sáng tác thường trực của những người xa quê

2. Đặc sắc nghệ thuật

Vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là ý nghĩa tượng trưng, cũng có khi bình dị dân giã.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.