Peptit và protein – Môn hóa lớp 12

0

1, Peptit

a, Khái niệm.

Peptit là hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α (anpha) amino axit liên kết bởi các peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- (hai đơn vị α amino axit). Nhóm peptit là nhóm CO-NH giữa hai đơn vị α amino axit.

Phân loại:

  • Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc α amino axit (gọi tương ứng lầ đi-, tri-,..)
  • Polipeptit: có từ 11-50 gốc α amino axit, cơ sở tạo nên protein.

Cấu tạo: Hợp thành từ các gốc α amino axit nối với nhau theo một trật tự nhất định bởi liên kết peptit 

Đồng phân: Đồng phân loại peptit là n! nếu phân tử peptit chứa n gốc a – amino axit khác nhau.

Danh pháp: Tên gốc axyl của các a – amino axit từ đầu N, và kết thúc bằng tên của axit đầu C.

b, Tính chất vật lí: Peptit thường ở thể rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

c, Tính chất hóa học:

  • Phản ứng thủy phân: Bị thủy phân hoàn toàn thành các  amino axit nhờ axit và bazo; bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ axit, bazo và enzim.
  • Phản ứng màu biure: tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.

2, Protein.

a, Khái niệm: Protein là những polipepit cao phân tử có phân tử khối  từ vài chục nghìn đến vài triệu.

b, Phân loại:

  • Protein đơn giản: cho hỗn hợp các  amino axit.
  • Protein phức tạp: tạo thành từ các thành phần phi Protein và Protein đơn giản.

c, Cấu tạo phân tử: Protein tạo nên bởi các  amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit.

d, Tính chất vật lí: Protein tan được trong nước tạo thành keo và đông tụ khi nóng hoặc Protein không tan trong nước, không bị kết tủa và đông tụ như tóc, móng,…

e, Tính chất hóa học:

  • Bị thủy phân tạo thành các gốc  amino axit (nhờ xúc tác bazo, axit, enzim)
  • Phản ứng màu với biure với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím (dùng phân biệt protein)
  • Phản ứng với HNO3 cho ra kết tủa màu vàng: 

f, Ứng dụng: Protein tạo nên sự sống con người và là thành phần chính trong thức ăn để duy trì sự sống.