Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.

I, Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

1, Quy trình gây đột biến.

Đối tượng: vi sinh vật, thực vật.

  • Bước 1: Xử lí giống bằng tác nhân đột biến.
  • Bước 2: Chọn lọc.
  • Bước 3: Tạo dòng thuần.

2, Thành tựu ở Việt Nam.

  • Tạo ra các giống lúa mộc tuyền đột biến, tạo ra các nấm pelialium.
  • Tạo ra táo má hồng (Gia Lộc, Hải Dương), nho tam bội, dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội.

II, Tạo giống nhờ công nghệ tế bào.

1, Tạo giống nhờ công nghệ tế bào thực vật.

Tế bào thực vật có tính toàn năng:

  • Nuôi cấy hạt phấn: Tế bào mẹ hạt phấn (2n) qua quá trình giảm phân tạo hạt phấn đơn bội (n) -> dòng tế bào đơn bội -> dòng đơn bội theo yêu cầu (n) -> cây lưỡng bội (2n).
  • Nuôi cấy mô: tế bào xooma -> mô sẹo -> các mô khác nhau -> cơ thể hoàn chỉnh.
  • Lai tế bào sinh dưỡng.

2, Tạo giống nhờ công nghệ tế bào động vật.

  • Cấy truyền phôi.
  • Nhân bản vô tính ở động vật: được nhân bản từ tế bào xoma, và chỉ cần tế bào chất của noãn bào, không cần sự than gia của tế bào sinh dục.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.