Đột biến số lượng nhiễm sắc thể – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I, Khái niệm.

Sự thay đổi số lượng NST trong bộ NST của loài liên quan đến 1 hoặc 1 số NST gọi là lệch bội, nếu liên quan đến toàn bộ NST gọi là đa bội.

II, Đột biến lệch bội

a, Các dạng đột biến lệch bội: 2n+1 (tam nhiễm); 2n-1 (một nhiễm);2n-2 (0 nhiễm); 2n+2 (tứ nhiễm);…

b, Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:

Nguyên nhân: Do tác động của các tác nhân lí hóa trong môi trường hoặc rối loạn trao đổi chất nội bào dẫn đến một hoặc một số cặp NST nào đó không phân li trong phân bào nguyên phân hoặc giảm phân.

Cơ chế phát sinh:

  • Trong giảm phân và thụ tinh sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các loại giao tử thừa hay thiếu một vài NST.
  • Trong nguyên phân: xảy ra ở tế bào sinh dưỡng ở giai đoạn sớm của phôi làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.

c, Hậu quả: làm mất cân bằng toàn hệ gen, cơ thể sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

d, Ý nghĩa:

  • Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  • Đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.
  • Sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.

III. Đột biến đa bội.

1, Khái niệm

Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n hình thành các thể đa bội, có thoi dây tơ vô sắc không hình thành.

2, Phân loại:

  • Tự đa bội.
  • Dị đa bội.
  • Thể song nhị bội.

3, Nguyên nhân.

Do tác động của các tác nhân lý hóa hay sự rối loạn của trao đổi chất nội bào làm cho thoi vô sắc không hình thành trong phân bào dẫn tất cả NST nhân đôi đều không phân li.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.