Hiện tượng quang, phát quang – Môn Vật lí – Lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Hiện tượng quang, phát quang.

a, Khái niệm về sự phát quang.

  • Hiện tượng quang, phát quang là hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
  • Chất có khả năng phát quang được gọi là chất phát quang.
  • Sự phát quang khi không còn được hấp thu ánh sáng vẫn duy trì sự phát quang trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào chất phát quang.

b, Huỳnh quang và lân quang.

  • Sự huỳnh quang có thời gian phát quang rất ngắn, xảy ra khi sự phát quang của các chất lỏng và khí dễ bị tắt nhanh sau khi không còn ánh sáng kích thích.
  • Sự lân quang có thời gian phát quang dài hơn, xảy ra khi sự phát quang của các chất rắn có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

2, Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Theo thuyết lượng tử: Để chuyển sang trạng thái kích thích, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thu hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng. Khi ở trọng trạng thái kích thích, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất đi một phần năng lượng. Khi về trạng thái bình thường nó sẽ phát ra một photon có năng lượng nhỏ hơn.

3, Ứng dụng của hiện tượng phát quang.

  • Sử dụng sơn phát quang trên các biển báo, phân chia làn đường.
  • Sử dụng trong các đèn ống để thắp sáng, hay trong màn hình tivi, máy tính, dao động kí điện tử.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.