Những điều 2k7 cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực 2025

0

Các bạn học sinh hiện nay đều dành một sự quan tâm lớn tới kỳ thi Đánh giá năng lực, đặc biệt là với các thí sinh chuẩn bị thi đại học. Vậy các bạn đã hiểu kỳ thi đáng giá năng lực là gì? Phương pháp học tập và lộ trình học ra sao cho hiệu quả? Điều này sẽ được giải đáp qua bài viết tổng hợp này.

Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) là gì?

Kỳ thi đánh giá năng lực – Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) – Là một hình thức thi do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức riêng theo các phần, để kiểm tra kiến thức của học sinh về trình độ ngoại ngữ, toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề và có thể dùng kết quả để xét tuyển, đánh giá. 

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực 2025.

Bài thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2025 của ĐHQGHN được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông theo thông báo trước đó của trung tâm khảo thí. Cấu trúc đề thi HSA 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh. Kỳ thi giữ vững mục tiêu: ổn định, phân loại và hướng nghiệp.

Dự kiến cấu trúc bài thi HSA gồm 3 phần: 


Về hình thức, bài thi ĐGNL năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm). Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

 

Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể là chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.

Phần 1 (bắt buộc): Toán học và Xử lý số liệu được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2 (bắt buộc): Ngôn ngữ – Văn học được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 (tự chọn): Khoa học thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực:

Đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 năm 2024, phần thi Ngoại ngữ được công bố sau.

Học sinh cần làm gì khi có định hướng ôn tập và tham gia kỳ thi ĐGNL?

Với các bạn học sinh có dự định ôn tập và tham gia kỳ thi ĐGNL thì việc có một lộ trình học tập cụ thể và hiệu quả là một điều quan trọng giúp các bạn có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

 

Với lời khuyên của HOCMAI các bạn nên chia khoảng thời gian học tập và ôn luyện làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nền tảng (5-6 tháng)

Giai đoạn 2: Tổng ôn (5-6 tháng)

Giai đoạn 3: Luyện đề (trước mỗi đợt thi 2-3 tháng)

 

Với các bạn có học lực yếu và trung bình:  “Hãy hệ thống hóa kiến thức trọng tâm trong SGK và luyện tập để hình thành các kỹ năng cần thiết để xử lý tốt các bài thi riêng.”. 

Giai đoạn ôn tập: 

a) Phần thi định tính (Kiến thức Ngữ văn/Tiếng việt)

– Ôn tập lại kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt cơ bản ở trong SGK cấp THCS và THPT. 

– Nâng cao trình độ của bản thân thông qua việc tìm hiểu thêm về những kiến thức rộng hơn như: chính tả, từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ,…

– Đọc lại tất cả các tác phẩm văn học để nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm,… Bên cạnh đó, hãy ôn lại cách để làm bài đọc nhiều lần trước khi tới với giai đoạn luyện đề.

b) Phần thi định lượng (Kiến thức Toán học)

– Ôn tập các phần giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia: Kiến thức  toán học lớp 10 và lớp 11. 

– Tập làm quen dần với các dạng bài toán tư duy để có thể định hình được cách suy luận và xác định các quy luật logic có trong đề thi. 

– Đối với những bài toán dạng phân tích số liệu, cần phải đọc kỹ đề bài, ôn tập lại những công thức tính tỉ lệ phần trăm. 

c) Phần thi giải quyết vấn đề

– Đối với môn học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): 

  • Nắm chắc các công thức cơ bản và luyện tập cùng với nhiều bài bài tập dạng áp dụng ngay.
  • Ôn lại kiến thức trọng tâm trong chương trình học lớp 10 và lớp 11. 

– Đối với môn học xã hội (Sử, Địa): 

+ Với môn Lịch sử: 

  • Tóm tắt lại kiến thức của từng chương 
  • Ghi nhớ những thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng ở trong sách giáo khoa cấp THPT. 

+ Đối với môn Địa lý: 

  • Ôn tập lại một số kiến thức về địa danh, khí hậu, vùng miền, đặc điểm, thời tiết, kinh tế,…
  • Ghi chú thêm những nội dung mang tính chất nổi bật, nằm ở đầu tiên hoặc được chú ý nhiều nhất.
  • Với phần thi Ngoại ngữ sẽ được cập nhật sau

Giai đoạn luyện đề

Trong giai đoạn này, các bạn cần chú ý các mục tiêu sau:

– Thành thạo phương pháp làm những dạng bài nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. 

– Xử lý tốt các dạng câu hỏi có tính thực tế, liên môn,….

– Cần tránh để mất điểm đáng tiếc ở các câu hỏi dễ, nâng cao các kỹ năng chuyên môn, luyện đề với thời gian nghiêm ngặt, luyện thêm tâm lý và chiến thuật làm bài, đạt điểm rơi phong độ tốt nhất trước đợt thi

Với các bạn có học lực khá và tốt: nên tập trung ôn thi ĐGNL HSA qua các dạng bài thi trong bài thi.

Giai đoạn ôn tập

a) Ôn tập phần thi định tính: 

– Dạng bài đọc hiểu: Trước tiên, bạn nên đọc một lượt tổng quan cả bài đọc hiểu, không cần phải đọc quá kĩ tránh gây lãng phí thời gian. Tiếp theo đọc phần câu hỏi để tìm luôn dữ liệu có ở trong bài rồi đưa ra câu trả lời. 

Thông thường những câu hỏi ở dạng bài này sẽ chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, nghĩa là bạn chỉ cần nhận biết được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài là gì.

– Dạng tìm lỗi sai: Dạng bài này thì sẽ thường tập trung vào các vấn đề như: chính tả, nghĩa của từ và ngữ pháp. 

Bí quyết khi làm dạng bài này chính là bạn hãy đọc khái quát trước để nắm được nội dung chính, để ý đến những từ ngữ ở phía trước và sau của từ ngữ được gạch chân để tìm ra được lỗi sai.

– Dạng tìm từ khác loại: Kiến thức chủ yếu ở trong dạng bài này thường là từ loại, từ đồng âm và ngữ nghĩa của từ. 

Các bạn chỉ cần tập trung tìm ra điểm chung giữa các đáp án rồi sử dụng phương pháp loại trừ để chọn ra đáp án khác biệt nhất. 

– Dạng bài về tác giả và tác phẩm: 

Nếu muốn ghi điểm ở phần này thì không còn cách nào khác bạn cần phải học và ghi nhớ được những kiến thức về các tác giả (sự nghiệp, chủ đề, thể loại, phong cách sáng tác) và về tác phẩm (phong cách, trường phái, thể loại, hoàn cảnh ra đời).

– Dạng bài điền từ: 

Để làm được dạng bài này bạn cần phải chú trọng sâu hơn vào các nội dung của câu để chọn ra từ nối sao cho thích hợp với nội dung. Nên nhớ là hãy vận dụng hết kiến thức phần văn bản để làm các câu hỏi dạng này nhé.

– Dạng đọc hiểu tác phẩm: Các tác phẩm ở trong đề thi Đánh giá năng lực đều nằm ở trong chương trình THPT. 

Các bạn cần nắm vững kiến thức bao gồm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm văn học đó. Các bạn cần chú ý đọc thật kĩ câu trả lời tránh chọn sai bởi vì có nhiều đáp án gần như giống nhau.

 

b) Ôn tập phần thi định lượng:

Trong phần thi định lượng (Kiến thức Toán học) có một hệ thống các kiến thức rất rộng, dàn trải trong toàn bộ chương trình học THPT (từ lớp 10 đến lớp 12) và được bao gồm tất cả các cấp độ từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng cho đến Vận dụng cao ở trong mỗi khối lớp.

Mặt khác, các câu hỏi trong bài thường sẽ mang tính chất phân loại học sinh (thuộc cấp độ VD và VDC) chiếm tỉ lệ lên đến 48% và không tập trung vào bất cứ chuyên đề nào. Ngoài ra còn có khoảng 10 câu hỏi liên môn và vận dụng thực tế . 

 

Chính vì vậy, trong suốt quá trình học tập và ôn luyện, các bạn cần học đều tất cả các kiến thức và hãy xây dựng cho mình một hệ thống đề cương khoa học, logic là tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn cũng như có thể dễ dàng tìm ra được những lỗi sai về bản chất. 

Bên cạnh đó, bạn đừng nên phớt lờ những phần kiến thức đọc thêm ở trong sách vì đây đều là những kiến thức ở trong các câu hỏi có tính vận dụng rất cao trong bài thi. 

 

Ngoài ra, bạn nên tham khảo các nguồn tài liệu bên ngoài như các Sách chuyên về Ôn thi Đánh giá năng lực, các đề  thi mẫu của các năm trước để nhận biết nhanh các dạng đề cũng như rèn luyện các phương pháp làm bài hiệu quả dành riêng cho từng dạng.

c) Hướng dẫn ôn tập phần thi khoa học và ngoại ngữ:

– Phần thi Môn Lịch sử

Đối với môn Lịch sử, bạn cần ôn tập kỹ kiến thức nền tảng lớp 11 và 12 (kiến thức lớp 12 sẽ là kiến thức trọng tâm).  Phải tập trung vào các nội dung của hai phần lịch sử thế giới và phần lịch sử Việt Nam: 

  • Ôn tập về nội dung trọng tâm của các bài học.
  • Nên xâu chuỗi và liên hệ kiến thức của cả hai phần lại với nhau. Điều này giúp các em hệ thống lại kiến thức, nhớ lâu hơn và đặc biệt là loại bỏ nhanh chóng các đáp án gây nhiễu khi gặp các câu hỏi liên hệ, câu hỏi mức độ VD và VDC.

– Phần thi Môn Địa lí

Phạm vi kiến thức địa lí trong bài thi Đánh giá năng lực thuộc chương trình lớp 11 và 12.

– Địa lí 11: Gồm 2 câu hỏi ở mức độ NB và TH: Chuyên đề các quốc gia và khu vực trên thế giới.

– Địa lí 12: Gồm 8 câu hỏi chủ yếu ở mức độ TH và VD thấp phân bổ đều 4 chuyên đề: 

  • Địa lí tự nhiên: 2 câu
  • Địa lí dân cư: 2 câu hỏi dạng sử dụng Atlat
  • Địa lí các ngành kinh tế: 2 câu 
  • Địa lí các vùng kinh tế: 2 câu

– Nhận xét chung: Các câu hỏi kiến thức môn Địa lí sẽ có cấu trúc gần giống với bài thi TN THPT: Dạng bài trắc nghiệm khách quan, nội dung bám sát với kiến thức SGK đòi hỏi bạn cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản bộ môn Địa lí phổ thông. Đề thi không mang tính chất đánh đố hay đề cập đến các vấn đề tự nhiên, sự kiện kinh tế – xã hội đang hot thời điểm hiện tại.

– Với phần thi môn Vật lý:

Trong bài thi ĐGNL thường sẽ có 10 câu hỏi kiến thức vật lý nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Cụ thể:

  • Lớp 11: Chuyên đề từ trường, khúc xạ ánh sáng và dòng điện. 
  • Lớp 12: Tất cả 7 chương trong SGK.

Phần lớn các câu hỏi đều ở mức độ cơ bản, không quá khó. Vậy nên các bạn chỉ cần nắm thật chắc kiến thức cơ bản và luyện tập làm nhiều dạng bài tập là có thể ghi điểm ở phần này.

– Với phần thi môn Hóa học:

Lượng kiến thức môn Hóa học nằm trong chương trình của cả 3 khối THPT. Cụ thể: 

  • Lớp 10: Chuyên đề cân bằng hóa học và tốc độ phản ứng của các chất hóa học.
  • Lớp 11: Chương 1 và chương 2 cùng với dạng bài tập tổng hợp về hidrocacbon. 
  • Lớp 12: Kiến thức dàn trải ở tất cả các chương.

– Với phần thi môn Sinh học:

Phần thi này gồm có 10 câu hỏi với 2 dạng bài: 9 câu trắc nghiệm và 1 câu điền đáp án.

  • Với phần câu hỏi trắc nghiệm: 

Kiến thức thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó có 4 câu thuộc chương trình lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12. Những câu hỏi này thường ở mức độ nhận biết, thông hiểu yêu cầu thí sinh cần phải ghi nhớ và nắm rõ được kiến thức lý thuyết. 

Vậy nên, khi bạn ôn tập phần này cần phải học kỹ và hiểu sâu chứ không nên chỉ học một cách mơ hồ, như vậy sẽ không thể trả lời được chính xác câu hỏi.

  • Với phần điền đáp án: 

Thường sẽ chỉ có 1 câu hỏi và câu hỏi này liên quan đến tính toán thuộc phần di truyền, cơ chế, biến dị và các quy luật di truyền. Các câu hỏi này sẽ không có sẵn đáp án để lựa chọn mà thí sinh phải tự tính toán để đưa ra được đáp án. 

Vậy nên, phần này buộc thí sinh cần phải vận dụng toàn bộ kiến thức đã học để giải được bài toán.

  • Với phần thi Ngoại ngữ sẽ được cập nhật sau. 

Giai đoạn luyện đề

Trong giai đoạn này, các bạn cần chú ý các mục tiêu sau:

– Làm quen và cọ xát với cấu trúc đề thi sát với cấu trúc đề thi riêng của các trường.

– Làm quen và luyện tập, trải nghiệm với mức độ khó của đề thi.

– Rèn luyện cách làm đề và phương pháp giải các dạng bài có ở trong đề thi.

– Bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm bài thi như: kỹ năng kiểm soát thời gian, kỹ năng nhận biết dạng bài, kỹ năng loại trừ đáp án,… 

– Cần tránh để mất điểm đáng tiếc ở các câu hỏi dễ, nâng cao các kỹ năng chuyên môn, luyện đề với thời gian nghiêm ngặt, luyện thêm tâm lý và chiến thuật làm bài, đạt điểm rơi phong độ tốt nhất trước đợt thi.

 

Tham khảo chi tiết các giai đoạn ôn luyện tại đây.

 

Giải pháp PAT HSA luyện thi Đánh giá năng lực ĐHQGHN giúp 2007 tự tin chinh phục kỳ thi

Nhằm giúp học sinh luyện thi Đánh giá năng lực bài bản và hiệu quả, Hệ thống Giáo dục HOCMAI phát triển chương trình Luyện thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội. Tại đây, học sinh được trang bị kiến thức, phương pháp kĩ năng cần thiết thông qua hai hình thức:

  • Nền tảng: Học chủ động qua hệ thống video bài giảng
  • Tổng ôn và luyện đề: Học live tương tác cùng giáo viên

 

Từ việc hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên sẽ giúp các em dễ dàng nhận diện được từng dạng câu hỏi và hướng tư duy, xử lý cụ thể. Học sinh được cung cấp những phương pháp làm bài hiệu quả bằng nhiều cách như: Loại trừ phương án nhiễu; Giải nhanh… giúp các em làm quen, lựa chọn phương pháp phù hợp và rèn luyện được kỹ năng làm bài. Thêm vào đó, thầy cô sẽ truyền đạt cho các em những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi làm bài, tổng quát hóa dạng bài và nêu phương pháp giải cho từng dạng.

 

Bên cạnh việc được trang bị các kỹ năng, phương pháp làm bài từ video bài giảng, học sinh còn được trải nghiệm cảm giác phòng thi thật với hệ thống 20 – 30 đề thi tiêu chuẩn, trong đó có khoảng 10-15 đề thi giáo viên trực tiếp hướng dẫn, 10-15 đề thi học sinh tự luyện tập sau khi ôn luyện với giáo viên, giúp các em hoàn thiện kỹ năng, phản xạ giải quyết câu hỏi trắc nghiệm nhanh, tốc độ cao, đảm bảo xử lý được bài thi trong tổng thời gian tiêu chuẩn.

 

Khóa học được phát triển bởi đội ngũ chuyên môn của HOCMAI cùng các thầy cô giáo nổi tiếng, giàu kinh nghiệm như là các thầy cô: Vương Thúy Hằng (Văn học – Ngôn ngữ), Nguyễn Đức Tài (Toán học và xử lý số liệu), Phạm Hữu Cường (Văn học – Ngôn ngữ), Vũ Khắc Ngọc (Khoa học tự nhiên),… đảm bảo hệ thống kiến thức được xây dựng cẩn trọng, kỹ lưỡng, phủ đủ các dạng có thể xuất hiện trong bài thi thực tế.

Không chỉ là những giáo viên tên tuổi tại HOCMAI, các thầy cô còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường THPT danh tiếng. Không ít thầy cô có học hàm Thạc sĩ, Tiến sĩ và hiện đang là giảng viên của các Đại học, Học viện hàng đầu cả nước như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN, ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN, ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội,…

 

Ngạn ngữ có câu: “Con chim dậy sớm thì sẽ có sâu ăn” người thành công là người biết cách lên kế hoạch cho sự thành công của mình. Việc định hướng và xây dựng khung thời gian học tập hiệu quả từ sớm sẽ giúp bạn chủ động được trong các kỳ thi cũng như lên kế hoạch để có thể có cơ hội “gia nhập” vào cánh cổng đại học mơ ước của bản thân. Những thông tin trên mong sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về kỳ thi ĐGNL, nếu bạn có câu hỏi về khóa học luyện thi PAT HSA đừng ngại để lại thông tin tại đây nha.