Phân tích các tác phẩm “Thơ hai-cư của Ba-so, Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu), Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán), Khe chim kêu (Điểu minh giản)” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích các tác phẩm “Thơ hai-cư của Ba-so, Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu), Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán), Khe chim kêu (Điểu minh giản)” trong chương trình Ngữ văn, Lớp 10

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Thơ hai-cu của Ba-so

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Masuo Baso (1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật. Ông sinh ở Ueno, xứ Iga. Khoảng năm 28 tuổi ông chuyển đến Edo, sinh sống và làm thơ Haicu với bút hiệu là Baso. 10 năm cuối đời, Baso làm những cuộc du hành dài đi khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ Haicu. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Osaka

Tác phẩm của Baso: Du kí “Phơi thân đồng nội” (1685), Đoãn văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), …

2. Thơ Haicu

Thơ Renga cổ điển Nhật Bản, được Baso sáng tạo thành thể thơ mới

Hình thức: thể thơ ngắn nhất, thường là 17 âm tiết, ngắt 3 dòng 5-7-5

Nội dung: Một bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi một xúc cảm, suy tư nào đó

Thời gian, không gian: có sử dụng từ biểu mùa, không gian nhỏ hẹp, gần gũi

Đề tài: giản dị, sự việc nho nhỏ trong đời sống nhưng luôn đặt trong chỉnh thể của vũ trụ, được phản ánh hồn nhiên như bản thể của chúng

Bố cục thơ Haicu

  • Dòng thứ nhất giới thiệu
  • Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và mở rộng dòng thứ ba
  • Dòng thứ ba kết lại tứ thơ, mở ra những suy tư cảm xúc cho người đọc

Cách đọc hiểu thơ Haicu

  • Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời
  • Phát hiện quý ngữ
  • Cảm nhận nội dung, ý nghĩa triết lí của bài thơ từ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng

B. Đọc hiểu

Bài 1:

“Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Edo là cố hương”

Nhà thơ về thăm quê => tình cảm đối với Mie sau mười năm xa quê

=> Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất mình ở

Bài 2:

“Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô”

Hình ảnh chim đỗ quyên => điển tích vua Thục mất nước; gợi thời gian chuyển từ xuân sang hè

=> Nỗi lòng da diết xen buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm, sự hoài cảm.

Bài 3:

“Lệ trào nóng hổi

tan trên tay tóc mẹ

làn sương thu”

Hình ảnh “lệ trào nóng hổi” => nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn, thể hiện tấm lòng của người con với mẹ

“làn sương thu” => gợi nỗi buồn, trống trải, cuộc đời vô thường

=> Tâm tư, nỗi niềm tiếc thương của tác giả

Bài 4:

“Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng của trẻ em bị bỏ rơi than khóc

gió mùa thu tái tê”

“tiếng vượn hú” gợi tiếng khóc thê lương của trẻ em bị bỏ rơi trong rừng

“gió thu” => cuộc sống khắc nghiệt, u buồn

=> Nỗi buồn thương của tác giả cho số phận bất hạnh của những đứa trẻ thể hiện tấm lòng yêu thương mênh mông

Bài 5:

“Mưa đông giăng đầy trời

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi”

“chú khỉ con” đơn độc => tấm lòng từ bi đối với những sinh vật em bé nhỏ tội nghiệp và người nghèo khổ. Niềm mong ước thiết tha về hạnh phúc cho muôn loài

Bài 6:

“Từ bốn phương trời xa

cánh hoa đào lả tả

gợn sóng hồ Bioa”

Mùa xuân về gió thổi những cành hoa đào màu hồng nhạt rơi lả tả xuống mặt hồ như mây làm cho mặt hồ gợn sóng. Cảnh tượng giản dị mà rất đẹp được cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng về sự tương giao của vạn vật

Bài 7:

“Vắng lặng ưu trầm

thấm sâu vào đá

tiếng ve ngâm”

Cảnh mùa hè nơi ngôi chùa tịch mịch, u trầm trên núi -> cảm giác thảnh thơi, an nhàn

Cảnh chiều tà: tiếng ve thấm vào đá, lan tỏa trong không gian -> liên tưởng độc đáo kì lạ

=> thể hiện sự giao thoa của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thể hiện quan niệm “thiên-nhân nhất thể” của triết lí phương Đông

Bài 8:

“Nằm bệnh giữa cuộc lãng du

mộng hồn còn phiêu bạt

những cánh đồng hoang vu”

Sắp từ giã cõi đời nhưng thú giang hồ lãng du vẫn còn

Khát vọng sống để tiếp tục du hành -> lưu luyến cuộc đời, khát khao tự do

II. Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu)

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Thôi Hiệu (704 – 754)

Quê ở tỉnh Biện Châu (Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc)

Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng

Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường

B. Đọc hiểu văn bản

1. Bốn câu đầu: Tả cảnh Lầu Hoàng Hạc

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.”

Lặp lại 3 lần Lầu Hoàng Hạc -> Nhấn mạnh hình ảnh chim hạc bay đi để lại Lầu Hoàng Hạc trống không -> Nỗi buồn, nuối tiếc của nhà thơ

Lời thơ gợi quan hệ giữa xưa và nay, gần và xa, thực và hư, cảnh và tình -> biểu hiện suy tư sâu sắc đầy triết lí nhưng vẫn hướng về hiện tại

=> Thiên nhiên vĩnh cửu, huyền thoại đồng thời bộc lộ nỗi sầu vũ trụ của tác giả

2. Bốn câu sau: Nỗi lòng nhà thơ

“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Câu 5,6 cảnh tả thực gắn liền với địa danh, từ cảnh quá khứ liên tưởng đến hiện tại. Thiên nhiên rất đẹp nhưng tác giả vẫn thấy buồn, đó là nỗi buồn của người xa xứ

Câu 7,8 tác giả đặt câu hỏi quê hương ở đâu? đó là một nơi để con người thương nhớ, nơi che chở và ghi lại bao nhiêu kỉ niệm của con người, nơi điểm tựa của con người khi không tìm được sự bình yên

=> Tâm trạng hoài cổ, nỗi buồn con người ý thức sâu sắc về hiện tại, đi từ thiên nhiên tới con người, đọng lại chữ “sầu” trong cuối bài thơ

III. Nỗi oán của người phòng khuê

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Vương Xương Linh (698 – 757) ông là nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường Trung Quốc

2. Tác phẩm

Đất nước Trung Quốc thời thịnh Đường rất phát triển, nhưng chiến tranh biên giới nổ ra liên miên, nhiều người xung phòng ra trận để lập công danh, nhưng để cho vợ con bất hạnh. Bài thơ ra đời để phản kháng chiến tranh

B. Đọc hiểu văn bản

1. Khai

Tâm trạng của người phụ nữ khi có chồng đi chiến đấu đó là”không biết buồn”

2. Thừa

Người thiếu phụ trang điểm để lên lầu thể hiện sự chuyển biến tâm trạng

-> Gợi tư tưởng khát vọng lập công danh tìm kiếm “ấn phong hầu”

3. Chuyển

“Hốt” -> giật mình, thảng thốt -> tâm trạng chuyển đổi đột ngột

“dương liễu sắc” tượng trưng cho sự li biệt và tàn phai của tuổi trẻ

4. Hợp

“Hối”: Hối hận vì để chồng ra trận -> Lên án chiến tranh

IV. Khe chim kêu

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Vương Duy (701 – 761) ông sùng tín Đạo Phật, làm quan sống như ẩn sĩ, được gọi là “Thi Phật”

2. Tác phẩm

Bài thơ tiêu biểu cho phái sơn thủy, thể hiện sự bình yên của tâm hồn, trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, gửi tình trong cảnh

B. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

“Người nhàn hoa quế rụng

Đêm xuân khách vắng teo”

Hoa quế nhỏ mà tác giả cảm nhận được điều đó thể hiện một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của tác giả, cảnh rất tĩnh, cong người rất yên bình

=> Cảnh đêm xuân đẹp và yên tĩnh

2. Hai câu sau

“Trăng lên chim núi hãi

Dưới khe chốc chốc kêu”

“trăng lên” -> sự bừng sáng làm kinh động lũ chim và sau đó chìm dần còn vài tiếng thưa thớt

Tác giả lấy động tả tĩnh làm nổi bật cái tĩnh lặng của đêm xuân

=> Bài thơ tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp thơ Đường: thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh, bài thơ không có màu sắc, đường nét mà tác giả vẽ cảnh đêm bằng âm thanh đọc đáo, diệu kì

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.