Phân tích tác phẩm Bác ơi! (Tố Hữu) – Môn Ngữ văn – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích tác phẩm Bác ơi! (Tố Hữu).

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Tham khảo thêm: Các tác phẩm trọng tâm sách ngữ văn lớp 12 tập 1

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Quảng Thọ, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gia đình: Cha là nhà nho nghèo yêu thơ ca và thích sưu tầm ca dao tục ngữ; Mẹ là con nhà nho thuộc nhiều ca dao – dân ca xứ Huế.

=> Gia đình truyền thống nho học và quê hương giàu truyền thống văn hóa là cái nôi làm nảy sinh và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

Các tác phẩm chính của ông:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1947 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Máu và Hoa (1972 – 1977)

Các chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặng đường hoạt động cách mạng của nhà thơ, với các giai đoạn và sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự vận động quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

Phong cách thơ của Tố Hữu là sự kết hợp trữ tình và chính trị.

2. Tác phẩm.

Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết sau ngày 2/9/1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

II. Đọc hiểu văn bản.

1, Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời.

  • Cảnh vật hoang vắng, lạnh lẽo, không bóng dáng Người: phòng im lặng, chuông không reo, đèn không sáng.
  • Lòng người xót xa, đau đớn, bàng hoàng “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”

=> Không gian cảnh vật và con người như có sự đồng điệu cũng khóc thương trước sự ra đi của Bác

=> Sự tang thương bao trùm cả con người và thiên nhiên.

2, Hình tượng Bác Hồ (6 khổ tiếp)

Hình ảnh Bác Hồ cao cả, vĩ đại, giản dị, gần gũi:

  • Bác giàu đức hi sinh.
  • Bác giàu tình yêu thương với mọi người.
  • Bác sống giản dị và có nhân cách cao đẹp.

3, Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi.

Bác ra đi để lại sự tiếc thương vô hạn nhưng lí tưởng cách mạng mà Bác soi đường cho dân tộc vẫn luôn vĩnh hằng

=> Quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp Cách mạng, đây như là một lời hứa với Bác cũng như nói lên tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong chương trình học Ngữ văn lớp 12.