Soạn bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Ở bài viết trước chúng ta đã đi tìm hiểu về Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tiếp tục nghiên cứu về Lập dàn ý bài văn thuyết minh.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Dàn ý bài văn thuyết minh

1. Bố cục thông thường của một bài văn

  • Mở bài: giới thiệu sự vật, sự việc, vấn đề cụ thể của bài viết
  • Thân bài: Nội dung chính của bài viết
  • Kết bài: Nêu suy nghĩ, nhận định của người viết về vấn đề vừa trình bày

2. Văn bản thuyết minh và bố cục 3 phần

Bố cục 3 phần hoàn toàn phù hợp với văn bản thuyết minh: mở bài, thân bài và kết bài

3. Trình tự sắp xếp trong phần thân bài của văn bản thuyết minh

  • Trình tự thời gian nhằm giới thiệu sự thay đổi nào đó
  • Trình tự không gian nhằm giới thiệu cấu trúc, kiến trúc,…
  • Trình tự nhận thức nhằm giới thiệu nhận thức của con người

4. Phần mở bài và kết bài của văn bản thuyết minh

  • Phần mở bài: giới thiệu chung về văn bản thuyết minh để người đọc biết được nội dung sẽ được nắm bắt trong phần thân bài (nêu ra được đề tài thuyết minh)
  • Phần kết bài: nhấn mạnh về đối tượng đã thuyết minh, tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng thuyết minh

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài

Thuyết minh về đối tượng nào?

2. Xây dựng dàn ý

a. Mở bài

  • Nêu đề tài thuyết minh
  • Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh

b. Thân bài

  • Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì?)
  • Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh đề đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh

c. Kết bài

Nhấn mạnh lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh

3. Kết luận

Để lập được dàn ý bài văn thuyết minh đạt kết quả, cần phải:

  • Nắm vững kĩ năng lập dàn ý và các kiến thức về dàn ý
  • Cần nắm vững, đầy đủ và chính xác về đề tài cần thuyết minh
  • Tìm cách bố trí, sắp xếp các ý thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ và có ý nghĩa.

Phải tuân thủ các nguyên tắc:

  • Không xa rời mục đích thuyết minh
  • Làm nổi bật và bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng
  • Làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng thú

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.