Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động hình thức giao tiếp phổ biến của con người. Ở bài hôm nay chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tiếp tục tìm hiểu về “Văn bản” như một sản phẩm của quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
I. Khái niệm và đặc điểm của văn bản
1. Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và là một chỉnh thể ngôn ngữ về nội dung và hình thức gồm một hay nhiều câu nhiều đoạn
2. Đặc điểm
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và tập trung triển khai chủ đề đó trọn vẹn
- Các câu có liên kết chặt chẽ, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung
- Mỗi văn bản nhằm thể hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định
II. Các loại văn bản
1. Theo phương thức biểu đạt: Gồm tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành
2. Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: thư từ, nhật kí
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học: SGK, tài liệu học tập, luận văn
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính: biên bản, nghị quyết, luật
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận: lời kêu gọi, tuyên ngôn
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí: bản tin, phóng sự, phỏng vấn.
Hy vọng với bài viết về văn bản này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.