Khái quát văn học dân gian Việt Nam – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) hiểu về những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những giá trị to lớn của văn học dân gian và ghi nhớ một số thể loại văn học dân gian.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

1. Tính truyền miệng

  • Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Ngôn từ là chất liệu, phương tiện
  • Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ tính truyền miệng: nhờ sự ghi nhớ nhập tâm bằng lời nói hoặc trình diễn

2. Tính tập thể

  • Văn học dân gian sáng tác tập thể: bắt đầu là một người sáng tác được người khác tiếp nhận, bổ sung, sáng tạo
  • Văn học dân gian phục vụ đời sống cộng đồng: phối hợp theo nhịp điệu của chính hoạt động đó gây không khí kích thích.

II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại: Tự sự dân gian thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, sáng tạo văn hóa.

2. Sử thi: Tự sự dân gian thường kể về những biến cố lớn của cộng đồng có quy mô lớn, hình tượng hoành tráng

3. Truyền thuyết: Tự sự dân gian thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử tôn vinh người có công với dân tộc

4. Cổ tích: Tự sự dân gian thường kể về con người bình thường có cốt truyện, hình tượng hư cấu

5. Truyện ngụ ngôn: Tự sự dân gian thường kể về những sự việc liên quan đến con người mang hình tượng ẩn dụ (thường là loài vật)

6. Truyện cười: Tự sự dân gian thường kể về sự việc xấu, trái với tự nhiên có kết thúc bất ngờ và gây cười

7. Tục ngữ: Là câu nói ngắn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp nhằm đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn

8. Câu đố: Là câu nói có vần mô tả vất đố bằng hình ảnh, hiện tượng khác lạ

9. Ca dao: Là lời thơ trữ tình dân gian diễn tả thế giới nội tâm của con người

10. Vè: Tự sự dân gian thường nói về các sự kiện, sự việc có tính chất thời sự của làng của nước

11. Truyện thơ: Tự sự dân gian bằng thơ phản ánh số phận và khát vọng của con người

12. Chèo: Sân khấu dân gian thường có sự kết hợp trữ tình và trào phúng ca ngợi tấm gương người tốt việc tốt đồng thời đả kết cái xấu

III. Giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

1. Văn học dân gian là kho tri thức về đời sống các dân tộc

2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo li

3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn và có bản sắc riêng.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam môn văn lớp 10.