Trong kho tàng sử thi nhân loại, ngoài sử thi Hi Lạp thì thì sử thi Ấn Độ cũng có những đóng góp đặc sắc và ảnh hưởng sâu rộng trên khắp thế giới. Bộ Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bra-ha-ta là hai bộ sử thi nổi bật nhất trong sử thi Ấn Độ. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
I.Tác phẩm Ra-ma-ya-na
1. Nguồn gốc, ảnh hưởng
- Là sáng tác của tập thể dân gian từ xa xưa
- Được Vanmiki sưu tầm, chỉnh lí, ghi lại bằng văn vần
- Có ảnh hưởng lâu bền, sâu rộng ở Đông Nam Á
2. Dung lượng, tóm tắt
- Dung lượng: Tác phẩm Ra-ma-ya-na gồm 24000 câu thơ đối
- Tóm tắt: SGK
3. Giá trị tác phẩm
- Phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ đầy mâu thuẫn xung đột nhưng cũng đầy tình yêu thương và lòng nhân ái
- Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng Rama và phẩm chất mẫu mực của người phụ nữ
- Thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực
- Mang đầy đủ những phẩm chất của một sử thi cổ điển
II. Đoạn trích Ra-ma buộc tội
1. Vị trí đoạn trích
- Khúc ca thứ 6, chương 79
- Khúc ca là thử thách với cả hai nhân vật do những đòi hỏi đạo đức trong chính bản thân nhân vật
2. Bố cục
- Từ đầu đến “chịu đựng được lâu”: Lời buộc tội của Rama
- Còn lại: Lời đáp và thái độ của Xi-ta
3. Hoàn cảnh tái hợp
- Không gian công cộng trước sự chứng kiến của mọi người
- Rama vừa trong tư cách một người chồng, một người anh hùng và một vị vua
- Xi-ta vừa trong tư cách một người vợ, vừa là hoàng hậu
4. Lời buộc tội của Rama
- Động cơ chiến đấu: trả thù sự lăng nhục và giải thoát cho cõi thế khỏi mối lo sợ
- Rama tuyên bố từ bỏ Xi-ta: vì danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác
- Tâm trạng Rama đau đớn thể hiện sự hi sinh quyền lợi cá nhân vì danh dự cộng đồng
5. Lời đáp và thái độ của Xi-ta
- Xi-ta đã đau đớn và kinh ngạc trước tuyên bố của Rama
- Xi-ta đã thanh minh khẳng định những điều Rama nói là sai
- Hành động bảo em chuẩn bị giàn thiêu và bình thản bước vào lửa
III. Tổng kết
- Ca ngợi những phẩm chất lý tưởng của con người: chung thủy, trọng danh dự
- Nghệ thuật trần thuật, miêu tả nội tâm nhân vật, và khắc họa tính cách nhân vật
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.