Có thể nói niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái thiện với cái ác, của cái đẹp với cái xấu được các tác giả dân gian gửi gắm một cách hết sức sâu sắc và thành công trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) tìm hiểu về truyện “Tấm Cám”, đây là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
I. Tiểu dẫn
1. Truyện cổ tích
- Phân loại: Truyện cổ tích loài vật, Truyện cổ tích thần kì, Truyện cổ tích sinh hoạt
- Nội dung: Phản ánh số phận của những người nhỏ bé, bất hạnh và thể hiện ước mơ, công bằng, hạnh phúc, dân chủ
2. Truyện Tấm Cám
- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì
- Phạm vi: Kiểu truyện cổ tích phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới
- Cốt truyện: SGK
II. Đọc hiểu
1. Mâu thuẫn chủ yếu giữa Tấm và mẹ con Cám
- Khi Tấm còn ở nhà: Tấm chăm chỉ, hiền lành, bị hắt hủi, yếu đuối và thụ động. Mẹ con Cám độc ác, nhẫn tâm, muốn tranh đoạt quyền lợi vật chất tinh thần của Tấm
- Khi Tấm đã vào cung: Tấm được sống cuộc đời sung sướng nhưng vẫn bị mẹ con Cám giết hại. Sau nhiều biến cố Tấm mới có thể trở lại làm người và sống hạnh phúc bên Vua
- Khi Tấm trừng trị: Tấm sai người đào hố sâu, đun nước sôi đổ xuống hố => Cám chết, mẹ Cám chết theo
=> Sự chuyển biến của Tấm: Từ thụ động, yếu ớt => Phản ứng ngày càng mạnh mẽ => Hành động quyết liệt
2. Hình thức hóa thân và ý nghĩa
Hình thức hóa thân của Tấm được lấy từ những hình ảnh bình dị và gần gũi với đời sống nhân dân => Thể hiện sức sống mãnh liệt; niềm thiết tha hạnh phúc, tình yêu; sự đấu tranh không khoan nhượng; quan niệm ước mơ của tác giả.
III. Tổng kết
- Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống mãnh liệt của con người trước thế lực thù địch đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan niềm tin vào cái thiện, lẽ công bằng
- Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn xung đột kết hợp yếu tố thần kì độc đáo