Soạn bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong kho tàng văn học dân gian đa dạng và tinh tế, ca dao dân ca là một bộ phận có giá trị tư tưởng vô cùng đặc sắc. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” của cha ông chúng ta.

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Giới thiệu chung

1. Khái niệm

Ca dao là những tác phẩm trữ tình dân gian, thường kết hợp lời thơ với âm nhạc diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người

2. Phân loại ca dao

Ca dao trữ tình và ca dao hài hước

3. Hình thức nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát
  • Kết cấu: có sự lặp lại các chi tiết hình ảnh, có giá trị và lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm tính dân gian
  • Ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày nên mang đậm màu sắc địa phương

4. Phân chia

  • Bài 1,2: Ca dao than thân
  • Bài 3,4,5,6: Ca dao yêu thương tình nghĩa, tình yêu, nỗi thương nhớ và ước mơ của đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bài 1,2

Bài 1

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

Câu ca dao thể hiện nỗi lo mơ hồ, ám ảnh chưa biết trước được cuộc đời mình sẽ dạt về đâu, về phía ai đồng thời thể hiện sự trông chờ vào sự may rủi của duyên kiếp.

Bài 2

“Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Câu ca dao nhấn mạnh giá trị thực bên trong của cô gái và thể hiên sự xót xa cho người con gái nghèo khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

2. Bài 3

“Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng nay, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”

Câu ca dao bộc lộ nỗi lòng nhớ thương da diết, tình yêu sắt son mặn nồng của một chàng trai với một cô gái và niềm khát khao hướng về hạnh phúc và ước mơ sum họp

3. Bài 4

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.”

Câu ca dao thể hiện nỗi nhớ thương và niềm lo nghĩ bộc lộ tình yêu chân thành, tha thiết, mãnh liệt của người con gái đang yêu

4. Bài 5

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Câu ca dao nhấn mạnh khao khát ước muốn gần nhau => tình cảm táo bạo nhưng cũng thật mãnh liệt và đầy nữ tính của người con gái

5. Bài 6

“Muối ba năm muối đang còn mặn,

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,

Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Bài ca có kết cấu theo thời gian ca ngời lối sống tình nghĩa thủy chung của người bình dân xưa – nghĩa vợ chồng lầ mãi mãi

III. Tổng kết

  • Vẻ đẹp giàu tình nghĩa trở thành sáng tác của ca dao, nó thể hiện tâm tư tình cảm của người dân lao động
  • Sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, lặp câu, ngôn ngữ giàu hình ảnh,….

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10