Soạn bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong lịch sử sinh tồn của con người thì nhu cầu trao đổi ý nghĩ, tình cảm, tư tưởng là điều hết sức quan trọng và là nhu cầu bức thiết của đời sống con người. Ban đầu chúng ta dùng lời nói để biểu đạt và sau đó khi có chữ viết con người dùng chữ viết đó để ghi lại suy nghĩ và tình cảm của mình với người khác. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.

Mục lục

I. Khái niệm

II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1. Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp
2. Phương tiện ngôn ngữ
3. Phương tiện hỗ trợ
4. Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ

I. Khái niệm

Ngữ liệu 1: SGK Ngữ văn 10, tập 1

=> Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh trong lời nói giao tiếp hằng ngày 

Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được ghi nhận bởi thi giác

II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1. Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp

  • Ngôn ngữ nói: Nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai, ít có điều kiện gọt giũa và suy ngẫm
  • Ngôn ngữ viết: Nhân vật giao tiếp tiếp xúc không trực tiếp, có điều kiện suy ngẫm

2. Phương tiện ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ nói: Âm thanh
  • Ngôn ngữ viết: Chữ viết

3. Phương tiện hỗ trợ

  • Ngôn ngữ nói: Ngữ điệu, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
  • Ngôn ngữ viết: Dấu câu, hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu

4. Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ nói: Từ ngữ và câu đa dạng
  • Ngôn ngữ viết: Có tính chính xác, phù hợp, chặt chẽ

Chú ý:

  • Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản
  • Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng

=> Tránh lẫn lộn giữa hai ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói vầ ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản, và yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và về câu văn => Vì thế cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó