Soạn bài “Ca dao hài hước” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Trong chương trình Ngữ văn 10, ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thì ở bài học này Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn cho chúng ta về Ca dao hài hước, đây là một di sản tinh thần vô giá mà cha ông ta đã để lại.

Mục lục

1. Giới thiệu chung
2. Đọc hiểu văn bản
3. Ghi nhớ

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Giới thiệu chung

1. Khái niệm

Ca dao hài hước là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Ca dao hài hước thể hiện trí thông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.

2. Phân loại

  • Tiếng cười tự trào (bài 1)
  • Tiếng cười phê phán xã hội (bài 2,3,4)

3. Đặc điểm của ca dao hài hước

Nội dung: Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động, dù họ phải sống trong cảnh nghèo khổ nhưng qua đó thể hiện niềm lạc quan trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan

Nghệ thuật:

  • Hư cấu, dựng cảnh tài tình
  • Chọn lọc những chi tiết điển hình
  • Cường điệu phóng đại, dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo ra nét hài hước hóm hỉnh

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bài 1

” Cưới nàng, anh toan dẫn voi

….

Để cho con lợn, con gà nó ăn”

a. Việc dẫn cưới của chàng trai: Vật dẫn cưới của chàng trai rất đặc biệt và khác thường bằng cách nói khoa trương, đối lập, hài hước, dí dỏm, thông minh  => Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo nhưng tình cảm bày tỏ rất lạc quan, thoải mái không chút mặc cảm

b. Lời thách cưới của cô gái: Cô gái thách cưới những vật chất bình thường bằng lối nói giảm dần, giọng điệu hài hước, dí dỏm đáng yêu và đồng thời thông cảm cho cái nghèo của chàng trai

=> Qua lời đối đáp, chàng trai và cô gái tự cười giễu cái nghèo của chính mình thể hiện triết lí sống an phận với cái nghèo tìm niềm vui trong cái nghèo

2. Bài 2,3,4

Bài 2,3 chế giễu loại “đàn ông” lười nhác

“Làm trai cho đáng sức trai

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”

“Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

Nguyên nhân chế giễu: “khom lưng chống gối” “gánh hai hạt vừng” sờ đuôi con mèo” => nghệ thuật phóng đại, đối lập chê cười người đàn ông yếu đuối, thiếu bản lĩnh làm trai, hình ảnh hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại

=> Bài ca dao phê phán nhẹ nhàng nhưng chân tình nhằm nhắc nhở đàn ông phải mạnh mẽ, siêng năng, có chí khí để sống xứng đáng với gia đình

3. Bài 4

“Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.”

Nghệ thuật phóng đại, chi tiết giàu tưởng tượng, điệp ngữ song hành để chê cười loại phụ nữ đảng đảnh vô duyên

Bài ca dao không chỉ phê phán những thói xấu của người phụ nữ mà còn nhằm giáo dục phụ nữ phải đằm thắm, ý tứ, sạch sẽ, dịu dàng, khéo léo.

III. Ghi nhớ

Nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của người bình dân.