Phân tích đoạn trích “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái) – Môn Ngữ văn – Lớp 10″

0

Truyện thơ của các dân tộc đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học dân gian đa dạng và phong phú nước ta, đặc biệt trong đó có truyện thơ của dân tộc Thái. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu những nét sáng tạo, độc đáo của truyện thơ dân tộc Thái qua đoạn trích “Lời tiễn dặn” (trích Tiễn dặn người yêu).

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. Giới thiệu chung

1. Dân tộc Thái

  • Số dân là 1328725 người, chiếm 1,74% dân số cả nước
  • Cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

2. Thể loại truyện thơ

Khái niệm: Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình

Chủ đề: phản ánh số phận đau thương và ước mơ đổi đời của người nghèo khổ đồng thời thể hiện khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi

3. Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”

a. Nguyên văn tiếng Thái

“Xống chụ xon xao”, 1846 câu. Bản dịch của Mạc Phi

b. Vị trí

Là một trong những truyện thơ hay nhất, là kiệt tác dân gian, là niềm tự hào của người Thái và các dân tộc thiểu số Việt Nam

c. Nội dung

Phản ánh tình yêu thiết tha, thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái

d. Tóm tắt (SGK)

4. Đoạn trích “Lời tiễn dặn”

Vị trí: Từ câu 1121-1046

Bố cục:

  • 24 câu đầu (từ đầu đến “khi góa bụa về già”): tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn
  • 30 câu tiếp (phần còn lại): tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái

II. Đọc hiểu văn bản

1. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn

a. Tâm trạng của cô gái

Hoàn cảnh của cô gái: phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để tiễn biệt  “vừa đi vừa ngoảnh lại”  => tâm trạng đau khổ, mong ngóng không yên

“đợi” “ngóng”  =>  chặng đường xa, trạng thái dùng dằng chờ đợi của cô gái

Hình ảnh thiên nhiên “ớt” “cà” rất cụ thể, gần gũi, được diễn tả theo lối tăng tiến  => nỗi cay đắng chất chứa trong lòng cô gái

b. Tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng

Chứng kiến cảnh người yêu về nhà chồng, chàng trai đau khổ  => luyến tiếc tình yêu không đành dứt

Chân thành bầy tỏ tình yêu, tha thiết qua lời nói và cử chỉ chăm sóc ân cần, thiết tha

2. Tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái

Hoàn cảnh: chàng tai tiễn người yêu về tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, dặn dò hết lời lẽ để mong cô thành người dâu thảo. Nhưng anh lại phải chứng kiến cảnh người yêu bị đánh đập hành hạ => nỗi xót xa đau đớn còn hơn nỗi đau cô gái phải gánh chịu

Chàng trai cảm thông, săn sóc người yêu bằng những hành động chia sẻ rất mực yêu thương “dậy đi em” “đầu bù anh chải cho”

Nổi bật là mong muốn  cùng chết của chàng trai => khát vọng mãnh liệt được gắn bó với người yêu, thể hiện thái độ phản kháng trước hoàn cảnh

Khát vọng tình yêu thiết tha, chung thủy “trọn đời gỗ cứng” “trọn kiếp đến già”

III. Tổng kết

1. Nội dung

  • Khắc họa nổi bật tình yêu tha thiết, thủy chung, và khát vọng tự do yêu đương của chàng trai cô gái Thái
  • Bày tỏ mãnh liệt khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người, đặc biệt là người phụ nữ

2. Nghệ thuật

  • Kết hợp tự sự và trữ tình
  • Biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp từ,.. .tạo giọng điệu trữ tình thiết tha
  • Lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ, cách cảm nhận của người Thái, vừa rất chân tình và tha thiết
  • Mượn hình ảnh thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.