Trong chương trình Ngữ văn 10, phần văn bản thuyết minh là một trong những phần vô cùng quan trọng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
I. Ôn tập về văn bản thuyết minh
1. Các kiểu về bài văn thuyết minh
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Thuyết minh về một đồ dùng
- Thuyết minh về một số danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh về một phương pháp, một cách làm
2. Khái niệm
Văn bản thuyết minh là một văn bản giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề tự nhiên, xã hội và con người
3. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, sự việc được thuyết minh
- Cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người ở mọi lĩnh vực đời sống
4. Phân loại văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh trình bày, giới thiệu
- Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng
- Văn bản thuyết minh có tính nghệ thuật
II. Kết cấu của văn bản thuyết minh
1. Khái niệm
- Kết cấu của một văn bản là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của một văn bản thành các đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa
- Kết cấu của một văn bản thuyết minh là sự sắp xếp các ý, trình bày về đối tượng, sự vật cần thuyết minh theo một trình tự nhất định
2. Nguyên tắc khi trình bày văn bản thuyết minh
- Cấu tạo khách quan của đối tượng
- Nhận thức chủ quan của con người
3. Một số hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Theo trình tự thời gian: Trình bày sự vật, sự việc theo quá trình hình thành, vận động và phát triển
- Theo trình tự không gian: Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó
- Theo trình tự logic của tư duy nhận thức: Trình bày sự vật theo mối quan hệ khác nhau (nhân-quả, chung-riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,..)
- Theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.