Phân tích tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” – Môn Ngữ văn – Lớp 10

0

Niềm tự hào về vẻ đẹp của núi sông đất nước, về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc đã trở thành mạch nguồn cảm hứng không ngừng chảy miết trong văn học Việt Nam suốt từ thời văn học trung đại đến văn học hiện đại. Những tác phẩm đó được kết tinh trong nhiều sáng tác, đặc biệt là những áng thơ văn thời Lí và Trần. 

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, đây là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc nhất vẻ đẹp non nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời

  • Trương Hán Siêu (?-1354), tự Thăng Phủ, quê ở Yên Ninh, Ninh Bình
  • Tính tình cương trực, uyên thâm, được vua tin, dân kính
  • Sau khi mất ông được truy tặng tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu

b. Sáng tác

  • Ông còn lại 4 bài thơ, 3 bài văn, trong đó có Bạch Đằng giang phú
  • Sáng tác của ông thể hiện niềm yêu quý non sông đất nước, niềm tự hào truyền thống lịch sử dân tộc

2. Tác phẩm

a. Tìm hiểu về sông Bạch Đằng

  • Là một nhánh của sông Kinh Thầy, đổ ra biển Quảng Ninh
  • Là một di tích lịch sử lừng danh
  • Là đề tài, cảm hứng của nhiều sáng tác

b. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được viết vào khoảng 50 năm sau chiến thắng 1288 khi tác giả đang là trọng thần của triều Trần

c. Thể phú

  • Là một thể loại văn vần, khoa trương, tả cảnh vật, phong tục,…
  • Gồm phú cổ thể và phú cận thể

d. Bố cục

  • Đoạn mở: từ đầu đến “dấu vết luống còn lưu”
  • Đoạn giải thích và bình luận: tiếp đến “chữ lệ chan”
  • Đoạn kết: Còn lại

e. Cấu tứ

  • Theo lối kể chuyện
  • Đối đáp theo nhân vật chủ-khách

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đoạn mở: Nhân vật “khách” và cảm hứng du ngoạn sông Bạch Đằng

a. Thú tiêu dao của nhân vật ” khách”

  • Yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao
  • Thiết tha với đất nước và lịch sử dân tộc

b. Cảm xúc nhân vật “khách” trước sông Bạch Đằng

“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.”

Thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng, nên thơ -> tâm trạng phấn khởi, tự hào

“Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.”

Thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt, hoang vu -> tâm trạng buồn thương, nuối tiếc

=> Bộc lộ tâm hồn cao đẹp của tác giả

2. Đoạn giải thích và bình luận: Bô lão và câu chuyện Bạch Đằng lịch sử

a. Các bô lão

  • Đây có thể là nhân vật có thật hoặc hư cấu -> bô lão thể hiện thái độ tôn kính, hiếu khách với trọng thần
  • Đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là người trong cuộc trong cuộc chiến, người chứng kiến lịch sử

b. Các bô lão kể lại chiến công xưa

  • Chiến thắng năm 1288 là sự tiếp nối chiến thắng năm 938 thể hiện truyền thống lịch sử của dân tộc

“Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.             -> Lực lượng tham chiến hùng hậu, thế giằng co ác liệt, dữ dội
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.”

  • Quân Nguyên Mông có lực lượng hùng mạnh, mưu kế gian xảo
  • Chiến thắng năm 1288 sánh ngang những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc

c. Nguyên nhân thắng lợi

  • Cuộc chiến đấu của  ta có chính nghĩa và thuận theo lẽ trời
  • Giang sơn có tự ngàn xưa, địa thế vô cùng hiểm yếu
  • Nước ta có những người lãnh đạo tài giỏi, kiệt xuất, biết địch biết ta

=> Thiên thời, địa lợi, nhân hòa

3. Đoạn kết: Cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật về sức mạnh dân tộc

a. Lời ca của bô lão

  • Ca ngợi sức sống bất diệt của chiến thắng sông Bạch Đằng, sự bất tử của những người anh hùng
  • Khái quát chân lí: bất nghĩa tiêu vong – anh hùng lưu danh

b. Lời ca của nhân vật “khách”

  • Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân và ý nghĩa lịch sử của chiến công Bạch Đằng
  • Khẳng định vai trò quyết định của tài đức con người “đức cao”

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.