Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có những áng văn thơ đã khái quát được tinh thần quật khởi, niềm khao khát độc lập tự do cũng như những chiến thắng oanh liệt trong thời kì lịch sử, tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” là một tác phẩm tiêu biểu như vậy. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
- Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn hóa Việt Nam, là một trong những danh nhân văn hoá thế giới.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Đầu năm 1428, sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sai Nguyễn Trãi soạn tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”
b. Nhan đề
“Bình Ngô đại cáo” nghĩa là bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Minh
c. Thể cáo
- Là thể văn nghị luận có tính chất hùng biện
- Được vua chúa, thủ lĩnh dùng trình bày một chủ trương, sự kiện lớn lao
- Lời lẽ đanh thép, lập luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ
- Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, sử dụng nhiều điển cố
- Ngôn ngữ hàm súc, bóng bẩy, phô trương
d. Kết cấu
- Phần 1: Nêu rõ luận đề chính nghĩa
- Phần 2: Vạch rõ tội ác của quân Minh xâm lược
- Phần 3: Quá trình kháng chiến và thắng lợi
- Phần 4: Lời tuyên bố hòa bình
e. Giá trị
- Là áng thiên cổ hùng văn, chính luận – trữ tình
- Là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nêu rõ luận đề chính nghĩa
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
-> Tác phẩm thể hiện Tư tưởng nhân nghĩa – yêu dân, trừ bạo ngược
“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
-> Khẳng định truyền thống độc lập, truyền thống lịch sử văn hiến của Đại Việt
2. Vạch rõ tội ác của quân Minh xâm lược
- Tàn sát người vô tội: “nướng dân đen – vùi con đỏ”
- Bóc lột dã man: nặng thuế khóa, phu phen, xây nhà, …
- Hủy diệt môi trường: “tàn hại cả côn trùng cây cỏ”
- Vơ vét của cải: mò ngọc, tìm vàng, bắt chim trả,…
=> Nghệ thuật phóng đại viết lên bản cáo trạng tội ác man rợ, khủng khiếp của kẻ thù
3. Quá trình kháng chiến và thắng lợi
a. Buổi đầu dấy nghĩa
- Khó khăn 1: Kẻ thù mạnh
- Khó khăn 2: Thiếu người tài giúp sức
- Khó khăn 3: Lương thảo hết, vận nước khó khăn
- Thuận lợi: Nhân dân đoàn kết, tướng sĩ một lòng
b. Quá trình kháng chiến thắng lợi
- Chúng ta đã đem đại nghĩa để thắng hung tàn
- Lấy toàn quân để nhân dân nghỉ sức
- Khí thế chiến thắng oanh liệt của chúng ta
- Sự thất bại nhục nhã của giặc
=> Hình tượng tác giả đầy suy tư với vận nước; những khó khăn trong những ngày chiến đấu và khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của kẻ thù
4. Lời tuyên bố hòa bình
- Xã tắc vững bền, giang sơn đổi mới
- Tạo lập nền thái bình muôn thuở
- Xóa sạch vết nhục ngàn năm
- Biết ơn trời đất, tổ tông ngầm giúp
=> Lời văn trang nghiêm, trịnh trọng, khẳng định toàn dân về chủ quyền dân tộc
III. Tổng kết
Nội dung: Tác phẩm nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc; tố cáo tội ác của kẻ thù; tái hiện lại quá trình kháng chiến hào hùng của dân tộc đông thời tuyên bố về nền độc lập dân chủ
Nghệ thuật: Kết hợp hai yếu tố chính luận sắc bén và trữ tình; lời văn mang đậm khí thế anh hùng ca; giọng văn hào sảng
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.