Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi phân tích tác phẩm “Trích diễm thi tập” của tác giả Hoàng Đức Lương.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Hoàng Đức Lương là nhà văn và nhà hoạt động văn học Việt Nam ở thế kỉ XV
- Quê gốc huyện Văn Giang, Hưng Yên trú quán huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Năm sinh năm mất của ông chưa rõ, ông đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất 1478, bổ chức Tham Nghị
- Năm 1489 được cử đi sứ Trung Quốc dưới thời nhà Minh, về được thăng chức Tả thi lang Bộ hộ
b. Sự nghiệp
Tác phẩm có giá trị nhất là cuốn “Trích diễm thi tập” (1497). Tác phẩm đầy đủ gốm 15 quyển, đến thời Lê Qúy Đôn chỉ còn lại “chưa đầy một nửa quyển”, đến thế kỉ XVII thì thất lạc hết. Gần đây mới tìm lại được nhưng chỉ là 6 quyển, có bài tựa của soạn giả.
c. Sáng tác
- Câu thơ của ông đẹp một cách kín đáo, giản dị
- Nhiều bài thơ thể hiện bút pháp tâm lý
- Thể hiện ý vị, triết lý
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược, tác giả Hoàng Đức Lương đã thu thập những tác phẩm đã bị thất thoát, rồi sau đó biên soạn lại
b. Vị trí văn bản
- Bài này nằm ở phần đầu tập sách, do chính tác giả viết
- Nêu bật ý nghĩa, mục đích của viêc sưu tầm, khảo cứu, quan niệm văn chương của tác giả
c. Thể loại
Tựa có nguồn gốc từ Trung Quốc ra đời vào khoảng đời nhà Hán. Tựa là một bài văn đặt ở đầu một tác phẩm văn học, sử học, địa lý…nhằm giới thiệu mục đích, nội dung quá trình hình thành và các vấn đề liên quan đến cuốn sách. Cuối bài thường có phần lạc khoản (nêu thời gian, họ tên, chức danh, quê quán người viết tựa)
d. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu -> “không rách nát tan tành”): Những nguyên nhân khiến thơ văn bị thất lạc và không được lưu truyền
- Phần 2 (“Đức Lương này…chê trách người xưa vậy”): Thái độ và hành động của tác giả
- Phần 3 (Lạc khoản): Giới thiệu về người viết
e. Chủ đề
Văn bản là lời giới thiệu của Hoàng Đức Lương về “Trích diễm thi tập” thể hiện niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn học nước nhà
II. Đọc hiểu văn bản
1. Những nguyên nhân khiến thơ văn bị thất lạc và không được lưu truyền
a. Nguyên nhân chủ quan
- Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay cái đẹp của thơ văn
- Người có học thì ít thời gian để ý đến thơ ca vì bận rộn
- Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực
- Chính sách in ấn của nhà nước còn nhiều hạn chế
b. Nguyên nhân khách quan
- Thời gian làm hủy hoại sách vở
- Chiến tranh, hoảng loạn làm sách vở rách nát, mai một
=> Thực trạng đau xót của nền văn học nước nhà đương thời
2. Thái độ và hành động của tác giả
- “than ôi” -> Đau đớn, xót xa
- “tài hèn sức mọn” -> Khiêm nhường
- Thu thập sưu tầm, tuyển chon sắp xếp, đưa thêm các tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm
-> Hành động có ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần và đáng trân trọng thể hiện ý thức trách nhiệm lớn đối với di sản văn học dân tộc
3. Lạc khoản
- Giới thiệu thời gian: Năm can chi
- Họ tên, chức danh, quê quán, tên tự, hiệu
- Địa điểm bài viết
III. Tổng kết
1. Về tư tưởng
Qua bài tựa, người đọc thấy được thực trạng thơ ca và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của thời đại chưa được lưu tâm; từ đó chúng ta thấy được sự đóng góp rất lớn của Hoàng Đức Lương cho việc lưu giữ vốn quý của văn hóa dân tộc cho muôn đời sau. Từ đó nhắc nhở các thế hệ sau hãy trân trọng và yêu, giữ gìn di sản văn học của tiền nhân. Bài thơ được đáng giá là một trong những bài tựa hay nhất của văn học Việt Nam thời trung đại.
2. Về nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, rất tiêu biểu cho thể loại nghị luận trung đại
- Chất nghị luận kết hợp với chất tự sự nhuần nhuyễn
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 10.