Quang hợp ở Thực vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Quang hợp ở Thực vật”. 

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1. Khái quát chung về quang hợp

+ Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất đơn giản CO2 nhờ quang năng và bộ máy quang hợp.

+ Phương trình tổng quát

  • H2O + CO2 -> C6H12O6 + O2
  • 6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

2. Vai trò của quang hợp.

+ Bản chất của quang hợp là nhờ các quá trình lý, hóa, sinh mà năng lượng mặt trời bị “nhốt” vào hợp chất hữu cơ.

+ Vai trò:

  • Cung cấp chất hữu cơ cho gần như toàn bộ sinh giới.
  • Dự trữ năng lượng cho sinh vật sống.
  • Tạo oxi, hấp thu CO2 và điều hòa khí quyển.

2. Cơ quan quang hợp

Tất cả các bộ phận có màu xanh trên cơ thể thực vật bao gồm lá, thân non, quả xanh đều có khả năng quang hợp.

a. Hình thái, sắp xếp, giải phẫu lá

  • Hình thái: bản mỏng dễ hấp thu quang năng
  • Cách sắp xếp: đối xứng hai bên, mọc vòng,.. để các lá không che nhau.
  • Giải phẫu lá: Nước và ion khoáng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá nhờ hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá.

b, Lục lạp là bào quan quang hợp.

Lục lạp có những đặc điểm phù hợp để đảm bào chức năng quang hợp như:

Có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng.

Có kích thước nhỏ, thuận lợi cho sự trao đổi chất.

Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là chất nền không màu và các hạt nhỏ (grana).

Lục lạp có chứa enzym và riboxom nên có khả năng tự tổng hợp protein cần thiết cho mình.

Phụ thuộc  vào điều kiện chiếu sáng của môi trương và đặc điểm loài mà số lượng lục lạp trong mỗi tế bào khác nhau.

c, Hệ sắc tố quang hợp.

Bao gồm: diệp lục (diệp lục a và diệp lục b) và carôtenôit.

Diệp lục tạo ra màu xanh của lá.

Carotenoit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.

Các sắc tố quang hợp truyền đi theo sơ đồ: Carotenoit -> Diệp lục b -> Diệp lục a -> Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Sau đó, quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong ATP và NADPH.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.