Hô hấp ở thực vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Hô hấp ở thực vật”.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

I. Khái quát hô hấp ở thực vật.

+ Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí.

+ Hô hấp tế bào (hô hấp trong) là quá trình mà phân giải các chất hữu cơ (phổ biến C6H1206) để tạo ra CO2 và H2O và năng lượng (ATP và nhiêt).

+ Bản chất hô hấp thực vật là chuooixi phản ứng, có các loại enzym xúc tác, sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ tạo ra CO2,H2O,E.

+ Quá trình hô hấp xảy ra trong tế bào như ở tế bào chất và ti thể.

+ Phương trình tổng quát:

C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O + E

+ Thí nghiệm phát hiện hệ hô hấp

Vai trò sinh lý của hô hấp với thực vật:

  • Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho mọi hoạt động sống của tế bào đó là quá trình tổng hợp các chất, hoạt động vận chuyển các chất, tế bào có khả năng vận động.
  • Nhiệt lượng tỏa ra giúp sưởi ấm, chống lại mầm bệnh.
  • Hô hấp cung cấp các sản phẩm trung gian và tạo điều kiện cho các hoạt động khác như quang hợp, giải độc.

II. Con đường hô hấp ở thực vật

1. Con đường hiếu khí (tiêu thụ 02)

+ Giai đoạn 1: Đường phân.

C6H1206 -> Axit pyruric + ATP + NADH

+ Giai đoạn 2: Có 02 và Axit pyruric.

2. Con đường kị khí

+ Khi cây bị ngập úng hoặc hạt ủ thiếu oxi sẽ diễn ra con đường kị khí.

+ Gồm 2 giai đoạn:

  • Đường phân
  • Lên men

3. Quang hô hấp

Quang hô hấp khi nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, nghèo CO2 và giàu Oxi tạo ra CO2 và axit amin.

III. Tác động của môi trường tới hô hấp.

+ Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau về tiến trình, quá trình này cung cấp nhiên liệu cho quá trình kia.

+ Sản phẩm của quang hợp và hô hấp có thể giồng nhau ở giai đoạn trung gian và hai quá trình có thể giao thoa với nhau.

+ Tác động của môi trường: Nước, nhiệt độ, O2, C02.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.