Lý thuyết về ba định luật Niu tơn – Môn Lí lớp 10

0

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

1, Định luận I Niu tơn

Định luật I Niu tơn được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động quán tính.

  • Định luật: Nếu một vật không chịu tác đụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
  • Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng cũng như độ lớn.

2, Định luật II Niu tơn

  • Định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

  • Khối lượng và mức quán tính:

+ Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật được gọi là khối lượng.

+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi với mỗi vật.

+ Khối lượng có tính chất cộng

  • Công thức của trong lực: 

3, Định luật III Niu tơn

  • Định luật: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng nằm trên một đường thẳng, có cùng phương nhưng ngược chiều.
  • Lực và phản lực:

+ Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

+ Đặc điểm của lực và phản lực như sau: Lực và phản lực luôn xuất hiện đồng thời; Lực và phản lực là hai lực trực đối; Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.