Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

0

Cách soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Trang 20 SGK ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau đây sẽ giúp các bạn học sinh sẽ nắm bắt được nội dung bài học.

Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Soạn bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Tham khảo thêm: 

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau đây của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn”

(Một khúc ca)

A. Tìm hiểu đề

– Câu thơ trên của Tố Hữu nói về vấn đề nghị luận: “Lối sống đẹp”

– Sống đẹp được hiểu là:

  • Sống có những lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại và xác định được  các vai trò, trách nhiệm của bản thân.
  • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà với tất cả mọi người .
  • Có những hành động và cử chỉ đúng đắn.

– Để sống đẹp thì con người chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp nhất :

  • Chăm chỉ học tập, khiêm tốn và học hỏi những điều mới mẻ,  biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ của bản thân.
  • Mỗi chúng ta cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình yêu thương con người.

– Những thao tác khi lập luận cần sử dụng:

  • Giải thích.
  • Phân tích.
  • Chứng minh.
  • Bình luận.

– Cần sử dụng nhiều hơn các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tế và trong văn học.

B. Lập dàn ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí

a, Mở bài:

– Nêu những vấn đề cần nghị luận ( diễn dịch,quy nạp,phản đề) .

– Trích dẫn nguyên văn câu thơ của tác giả Tố Hữu.

– Nêu quan điểm cá nhân về vấn đề đó.

b, Thân bài

– Giải thích thế nào là “sống đẹp”, nêu khái niệm về sống đẹp

⇒ Phân tích những khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống xã hội và trong các tác phẩm văn học. Lấy dẫn chứng: “Từ ấy”của nhà thơ Tố Hữu, “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”hay “Sống là cho chết cũng là cho”của nhà thơ Tố Hữu, những tấm gương hy sinh cao cả vì lý tưởng của Phan văn Giót. Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.

– Xác định đúng những phương hướng và biện pháp cần cố gắng để có thể sống đẹp như : thường xuyên tu dưỡng tư tưởng và đạo đức,có lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức của xã hội.

– Phê phán những quan niệm cũ và lối sống không đẹp trong đời sống xã hội: lối sống ích kỷ, buông thả, có những suy nghĩ và hành động trái với những chuẩn mực đạo đức của xã hội .

c, Kết bài

– Khẳng định lại một lần nữa về ý nghĩa của lối sống đẹp.

– Phản đề,liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

2. Dưới đây là cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

A. Bố cục

Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài nghị luận khác bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

B. Các bước ở phần thân bài

– Giải thích khái niệm nội dung chính của đề bài.

– Giải thích và chứng minh những vấn đề đặt ra.

– Phân tích và làm rõ những mặt đúng , bác bỏ và lên án những biểu hiện sai có liên quan đến vấn đề đang bàn luận .

– Nêu ý nghĩa của bài học.

– Khi diễn đạt cần chính xác,rõ ràng và mạch lạc,bên cạnh đó cũng có thể sử dụng một số phép tu từ và những yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp với bài viết.

*Ghi nhớ:

– Những bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thông thường sẽ có một số nội dung sau:

  • Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí mà chúng ta cần bàn luận
  • Nếu và phân tích những mặt đúng,lên án và bác bỏ  những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
  • Nêu ý nghĩa và rút bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

– Diễn đạt cần có sự chuẩn xác, rõ ràng và mạch lạc, cũng có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực và phù hợp.

3. Luyện tập

Câu 1 sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 12 tập 1 trang 21

Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời một số các yêu cầu bên dưới:

[…] Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong mỗi một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là một cách ứng xử của anh ta với người khác hay không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác hay không? Tôi cho là như thế. Đó có phải là một trong những khả năng làm cho người khác hiểu mình hay không? Tôi cũng cho là như vậy. Văn hóa nghĩa là tất cả những thứ đó. Một người mà không thể hiểu được quan điểm của những người khác nghĩa là trong một chừng mực nào đó người ta có những hạn chế về trí tuệ và văn hóa.

[…] Một trí tuệ mà có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó thì cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có những khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của những người khác, mặc dù không phải lúc nào cũng đồng ý với quan điểm đó. Vấn đề đồng ý này chỉ được nảy sinh khi anh ta hiểu được tất cả  sự việc. Nếu không, đó chỉ là một sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là một trong những cách tiếp cận có văn hóa với bất kỳ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để mọi người quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là như thế nào. Chúng ta tiến bộ nhờ việc học tập,học hỏi, nhờ những kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một khối lượng lớn những thứ đó, chúng ta lại trở nên không thể nào biết được chúng ta đang ở đâu! Chúng ta bị bao trùm bởi mọi thứ và không hiểu tại sao chúng ta lại có được cảm giác rằng tất cả những thứ đó cộng lại cũng chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển trí khôn của mỗi con người…Trong tương lai sắp tới, liệu mỗi người chúng ta có thể kết hợp với tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những sự phát triển của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi thật sự không biết trước được điều đó . Đó là một cuộc so tài giữa các lực lượng khác nhau. Tôi lại nhớ đến một người rất thông thái – một nhà thơ của Hy Lạp nổi tiếng, đã nói rằng :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của mỗi con người chúng ta ,

Chính chúng ta tự vượt qua những sợ hãi đó,

Vượt qua  những hận thù,

Sống tự do,thoải mái

Hãy hít thở khí trời và phải biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu thương cho tất cả những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12-1997)

*Câu hỏi:

  1. Vấn đề mà Gi. Nu-rê đưa ra cần nghị luận là gì? Căn cứ vào những nội dung cơ bản của vấn đề ấy, các bạn hãy đặt tên cho văn bản.
  2. Để nghị luận, trong bài tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ cụ thể .
  3. Cách diễn đạt của tác giả trong văn bản trên có điểm gì đặc sắc?

*Trả lời câu hỏi:

1. Vấn đề mà Nê – Ru đưa ra để nghị luận là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào nội dung cơ bản của vấn đề đó, tôi đã đặt tên cho văn bản là: Văn hoá của con người.

2. Trong bài tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận là: giải thích, chứng minh, phân tích và bình luận.

  • Từ đầu cho đến ” hạn chế về trí tuệ văn hoá” giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).
  • Những phần còn lại là thao tác phân tích và bình luận.

3. Nét đặc sắc của tác giả trong cách diễn đạt của văn bản trên là:

  • Đưa ra rất nhiều những câu hỏi rồi trả lời, câu này nối với câu kia đã lôi kéo được sự chú ý của người đọc.
  • Cách viết hướng tới người đọc, đối thoại trực tiếp với người đọc được thể hiện qua một số câu sau đây : “Tôi sẽ để các bạn.”, ” Chúng ta đã tiến bộ nhờ việc học tập.” ” Chúng ta bị bao trùm bởi mọi thứ.”…
  • Ở phần cuối tác giả đã đưa một số đoạn thơ tạo được  ấn tượng, hấp dẫn, dễ nhớ cho người đọc .

Câu 2 sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 12 tập 1 trang 21

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng chính là ngọn đèn chỉ đường…

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Nếu như không có lí tưởng thì sẽ không có những phương hướng kiên định, mà khi đã không có phương hướng thì sẽ không có cuộc sống”. Các bạn hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người chúng ta.

*Trả lời:

a, Giới thiệu vấn đề:

Người ta nói rằng, lạc rừng thì ta hãy cứ nhìn sao Bắc Đẩu mà đi.Tại sao lại nói như thế? Vì sao Bắc Đẩu chỉ cho ta đi đúng đường. Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, lý tưởng được ví như là sao Bắc Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L.Tôn – xtôi cũng đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà khi không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

b, Giải quyết vấn đề:

– Giải thích

Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, nêu được ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi.

“Lí tưởng là một ngọn đèn chỉ đường” Giúp ta đưa ra được những phương hướng cho cuộc sống của thế hệ thanh niên trong tương lai.

⇒ Thanh niên ngày nay sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu của bản thân để phấn đấu vươn tới ước mơ trong tương lai…

– Phân tích: Vai trò vạch đường, dẫn đường chỉ hướng của lý tưởng, Lý tưởng được ví như ngọn đèn chỉ đường cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và tương lai :

Cuộc sống đó chỉ có được khi mỗi con người chúng ta có lý tưởng sống , có phương hướng kiên định.

Mỗi người chúng ta nếu muốn có cuộc sống đích thực thì không thể không có lý tưởng.

– Chứng minh:  Lý tưởng của con người Việt Nam những năm chống Mỹ là đấu tranh thống nhất miền Nam và đất nước hoà bình,tự do,dân chủ.

– Bình luận: Lí tưởng, là một trong những yếu tố rất quan trọng để làm nên cuộc sống con người . Người không có lý tưởng sẽ không thể lập trình cho cuộc đời mình, không có phương hướng, không có kế hoạch cho cuộc đời mình.

” Người nào mà không biết ngày mai mình sẽ làm những gì thì người đó sẽ là kẻ khốn khổ” ( M. Gor – ki).

– Khẳng định:

Thái độ: tán thành và nhận thức được vai trò quan trọng của lý tưởng

Lý tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lý tưởng đó .

Mỗi người chúng ta cần nỗ lực phấn đấu, học tập, tu dưỡng và hành động đúng đắn để đạt được những thành công nhất định cho bản thân.

Kết thúc vấn đề: chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? Từ đó các bạn hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội …

4. Phần tự luận

Hãy phát biểu suy nghĩ của các bạn về phương châm giáo dục dưới đây :

“Tiên học lễ, hậu học văn”?

Gợi ý làm bài.

A. Mở bài:

– Trong thời kì mở cửa của ngày nay, hội nhập với thế giới bên ngoài, nhiều những giá trị văn hoá đã bắt đầu được du nhập, nhưng đồng thời cũng nhiều những yếu tố văn hoá và những lối sống lệch lạc cũng đang theo đó mà xâm nhập vào đời sống của không ít thanh thiếu niên ngày nay. Thực trạng đó đã và đang tạo nên một thách thức không nhỏ đối với nền giáo dục của nước nhà.

– Vấn đề đạo đức và những cách hành xử,… của con người cần phải được chú trọng và uốn nắn một cách kịp thời. Những nguyên tắc giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn” luôn được đề cao cũng chính vì mục đích đó.

B. Thân bài:

– Những phương châm giáo dục này đã xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân “lễ” là một trong những phạm trù của triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và các môn đệ. Để mà hiểu sâu được chữ “lễ” không phải là dễ. Ở đây, chúng ta chỉ khai thác “lễ” trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến “văn” mà thôi.

– “Lễ” có nghĩa là những cách cư xử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo những chuẩn mực của đạo đức đã được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới và ngược lại giữa người dưới với người trên. Có thể hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, là con người phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín… làm trọng.

– “Văn” là chữ. Hiểu rộng ra chính  là kiến thức của mỗi con người được tích luỹ qua nhiều thế hệ. “Tiên” và “hậu” ở đây chúng ta nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng những người xưa chỉ chú trọng đến “lễ” mà quên “văn”. Cả “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau, được đặt ngang hàng như nhau, nhưng khi giáo dục thì chúng ta phải lấy cái đức làm trọng.

– Bác Hồ có lần cũng đã nói: Một người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dù là rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ về mặt khuyết điểm của nó.

– Khi giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp “lễ” trong các cặp từ như:  “lễ phép”, “lễ nghĩa”.“Phép” do chúng ta đọc luyến  từ chữ “pháp” mà ra. “Pháp” có nguồn gốc chính xác từ “pháp trị” của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư đã dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa.

– Nếu “lễ” tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, ông cha ta đã lấy đức làm đầu. Nếu một cá nhân nào đó có hành vi bất kính thì sẽ bị mắng là “vô lễ” chứ không phải là “vô phép”. Với chúng ta “lễ quan trọng hơn “pháp” nhiều, dù rằng cách nhìn nhận ở đây có thể được xuất phát từ chính sách cai trị “Trong Pháp ngoài Nho” của hầu hết các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.

– “Nghĩa” là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử mà ra. Về sau Mạnh Tử phát triển mạnh hơn về khái niệm này, đặt tên ngang hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự như thế này, một lần nữa, “lễ” lại đứng trước: “lễ nghĩa”.

– Muốn trở lại người có “lễ” thì chúng ta phải học mà học thì lại phải thông qua chữ (văn).. Do đó vai trò của người thầy là đặc biệt quan trọng, đặc biệt nhất là ở tư cách đạo đức.

– Quan niệm này khác với lối giáo dục của những người phương Tây ở thời hiện đại.Khi lên lớp  người thầy chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. Đạo đức của học sinh thì chủ yếu đã có luật pháp và gia đình chuyên trị. Học sinh khi đến lớp chỉ cần tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua những kiến thức thì họ cũng học được cả đạo đức).

– Ông cha ta từ ngày xa xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục “tiên học lễ”. Nếu một người nào đó có học mà không có “lễ” thì người đó được ví như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò như thế cực kỳ xấu hổ .

– Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc tiền bối, xứng đáng là thầy của muôn đời tiêu biểu như : Chu Văn An (1293-1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)… những người học trò của họ,dù có là người thành đạt đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bao giờ bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân.

– Chuyện có từng kể rằng, một ngày nọ Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt thành tài, làm quan to ở triều đình, khi về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường khi đi ngang qua khu chợ đang họp, ông đã để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo khu chợ . Biết được sự việc đó, Chu Văn An đã rất giận và không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt mình. Khi đó các quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi cho. Phải có những người thầy đạo đức như thế mới thì mới có thể đào tạo ra những học trò hữu ích cho đất nước.

– Xã hội hiện đại ngày nay, càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau bấy nhiêu. Học nhiều cũng  không có nghĩa là có nhiều đạo đức. Tri thức thật sự rất cần cho phát triển nhân loại nhưng nếu thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại..

– Khi những làn sóng văn minh đang bao trùm ở nước ta trong thời mở cửa, đề cao những quan niệm giáo dục đứng đắn của người xưa là một cách thực sự rất cần thiết để có thể kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo động sự phá hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý của cộng đồng. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày nay.

– Cũng cần lưu ý là, theo những nguyên tắc trên, giáo dục không cần tập trung đến tri thức? Không phải thế. Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa truyền dạy kiến thức khoa học với dạy đạo lý làm người cho học sinh . Đây chính là mấu chốt quan trọng  của bất kì một quyết sách giáo dục chân chính nào.

C. Kết bài:

– “Tiên học lễ, hậu học văn” là một trong những phương châm giáo dục của Nho gia. Song vì đã được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp tri thức của Việt Nam.

– Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp hài hòa giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức và khẳng định vai trò số một của giáo viên .

– Đây là lối đào tạo đã được coi trọng từ ngàn xưa mà ông cha ta đã đúc kết nên. Chúng ta và những thế hệ tiếp theo cần tiếp tục giữ gìn và phát huy để có thể  đào tạo ra những con người mới thật sự  hữu ích cho công cuộc hiện đại hoá và cơ khí hoá đất nước.