Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn 12

0

Bài soạn văn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống sgk Ngữ văn 12 tập 1 này bao gồm đầy đủ bài soạn, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… từ đó giúp các bạn có thể nắm được cách viết bài văn nghị luận.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn 12
Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn lớp 12

Tham khảo thêm: 

A. Tổng quan về cách triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Khái niệm về nghị luận hiện tượng đời sống.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều người mang tính chất thời sự (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…).

2. Yêu cầu khi triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

  • Cần có quan điểm riêng và lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng.
  • Thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề nghị luận.
  • Người viết phải nắm chắc bản chất vấn đề, hiểu sâu, đúng về vấn đề nghị luận.

3. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

a. Tìm hiểu đề.

Tìm hiểu vấn đề nghị luận; Lựa chọn thao tác nghị luận; Lựa chọn phạm vi dẫn chứng.

b. Lập dàn ý.

– Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.

– Thân bài:

  • Giải thích khái quát về hiện tượng đời sống, làn rõ hình ảnh, từ ngữ trong đề bài.
  • Nêu thực trạng vấn đề và ảnh hưởng của nó đến đời sống hiện nay.
  • Nêu nguyên nhân gây ra vấn đề.
  • Nêu nguyên hệ quả vấn đề.
  • Đề xuất hướng đi và giải pháp vấn đề.

– Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận, bày tỏ quan điểm cá nhân và liên hệ bản thân.

c. Tiến hành viết văn.

d. Đọc lại và sửa bài viết.

Giải đáp các câu hỏi trong sách giáo khoa

Trả lời câu 1: trang 66 Ngữ văn 12 tập 1

Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài:

Hãy bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng được nêu trong bài viết dưới đây: 

“CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI?

Nếu bạn coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh đó cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho bản thân bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ ngày nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ, tốn thời gian thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối.

Một câu chuyện thật lạ lùng…”

*Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiểu đề:

– Đề bài trên yêu cầu bàn về hiện tượng gì?

– Bài viết cần có đầy đủ những ý nào? Sắp xếp các ý đó theo trình tự ra sao?

– Nên chọn và đưa ra những dẫn chứng nào?

–Trong bài nghị luận cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

b) Lập dàn ý:

– Mở bài: Cần nêu những gì? Giới thiệu về hiện tượng cần nghị luận như thế nào?

– Thân bài:

  • Tóm tắt những việc làm của bạn Nguyễn Hữu Ân. (Cần bám sát đề. Cần chú ý câu thứ hai “Trong khi… giai đoạn cuối”.)
  • Phân tích: Hiện tượng Nguyễn Hữu ân có ý nghĩa gì đặc biệt , tiêu biểu cho những phẩm chất nào của thanh thiếu niên ngày nay? Có thể đưa ra một vài tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự Nguyễn Hữu ân để minh họa.
  • Bình luận: Lên án và phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ” của thanh niên, học sinh, ngày nay.

– Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết và hãy rút ra bài học cho bản thân.

*Trả lời:

a) Tìm hiểu đề 

– Đề bài yêu cầu chúng ta bàn về hiện tượng anh Nguyễn Hữu Ân dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối.

– Bài viết cần nêu được một số ý chính sau:

  • Bàn luận về việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đó là một nghĩa cử cao đẹp, giàu đức hi sinh, lòng nhân ái, xứng đáng là tấm gương sáng của xã hội hiện đại ngày nay.
  • Lí giải, đề cao ý nghĩa về thời gian trong cuộc đời mỗi người và lối sống cao đẹp.
  • Lên án và phê phán những thanh thiếu niên đang có lối sống vị kỷ, vô tâm, đua đòi, lãng phí thời gian vào những việc vô ích.
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động để có quỹ thời gian ý nghĩa và cao đẹp.

– Chọn những dẫn chứng tiêu biểu , thuyết phục và phong phú trong đời sống thực tế.

– Cần kết hợp vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b) Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hữu Ân, từ đó dẫn dắt đến vấn đề về chiếc bánh thời gian.

– Thân bài:

  • Tóm tắt và bình luận về những nghĩa cử cao đẹp của Nguyễn Hữu Ân.
  • Phân tích, đề cao phẩm chất cao thượng, nhân ái, giàu đức hi sinh của thanh thiếu niên ngày nay. Lấy một số dẫn chứng tiêu biểu trong thanh niên về lối sống này.
  • Phê phán lối sống ích kỉ, vô tâm, lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ của một bộ phận thanh niên ngày nay.
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân để có quỹ thời gian ý nghĩa.

– Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng về bài nghị luận của bản thân.

Trả lời câu 2 trang 67 Ngữ văn 12 tập 1

Sau khi thảo luận, các bạn hiểu được những gì về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

Trả lời:

– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường sẽ có một số nội dung như: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng và sai, lợi và hại, chỉ ra những nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

– Diễn đạt cần cần chính xác, có thể kết hợp sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là ở phần nêu cảm nghĩ riêng của bản thân.

Phần luyện tập

Hướng dẫn trả lời câu 1 trang 67 Ngữ văn 12 tập 1

Đọc văn bản dưới đây rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

[…] Thanh niên chúng ta cũng cần biết rằng là hiện nay có hơn hai nghìn thanh thiếu niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm vạn ở châu âu và châu Mĩ. Hầu hết những thanh thiếu niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán văn và tất cả đang là sinh viên – công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh viên được nhận học bổng và những sinh viên thường, nhờ ơn Nhà nước hay nhờ tiền của cha mẹ (điều không hay thay, hai cái nguồn ấy lại chẳng bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ vào những việc vô bổ như việc chơi bi-a, hay đến các chốn ăn chơi cùng bạn bè; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn làm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Những sinh viên , những công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác họ làm là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: “Sinh sống bằng lao động của chính bản thân và vừa học hỏi vừa lao động.

[…] Kiên trì, quyết tâm và đoàn kết như thế, các “ông chú trẻ tuổi” của chúng ta chắc chắn sẽ đạt được mục đích. Với một đạo quân 50 000 công nhân có sự dũng cảm đáng khâm phục, lại được đào tạo trong môi trường kỉ luật và kĩ thuật hiện đại, thì chẳng bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một địa vị trong hàng các cường quốc công nghiệp là thương nghiệp của thế giới.

Ở Đông Dương, chúng ta có đầy đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông hay rừng rú bao la và đặc biệt chúng ta có những con người lao động khéo léo và cần cù.

Nhưng chúng ta lại thiếu một tổ chức và thiếu người tổ chức! Do đó mà công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta chỉ là một con số không. Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì thật đáng buồn, buồn lắm: Họ đang không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời xa quê nhà, những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự lười biếng; còn những kẻ đã xuất dương thì luôn luôn chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.

*Câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì ở trong đời sống? Hiện tượng ấy đã diễn ra trong thời gian nào?

b) Tác giả đã sử dụng kết hợp những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng trên? Nêu những dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.

c) Cách sử dụng từ ngữ, cách viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản trên có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh hoạ cho điều đó .

d) Các bạn  rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

*Trả lời:

a) Nguyễn Ái Quốc đã bàn về hiện tượng thanh niên, sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời vô bổ không đem lại lợi ích cho bản thân mà bỏ qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở về xây dựng đất nước,làm rạng danh đất nước. Hiện tượng này đã diễn ra trong thế kỉ XX.

b) Để bàn về hiện tượng, tác giả kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ.

  • Thao tác phân tích: thanh niên du học thì chỉ mải chơi, thanh niên trong nước thì không làm gì, họ sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước sau này.
  • Thao tác so sánh: nêu hiện tượng sinh viên Trung Quốc chăm chỉ cần cù nhằm chấn hưng đất nước.
  • Thao tác bác bỏ: thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì?…họ không làm gì cả.

c) Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo có tính thuyết phục rất cao: với những dẫn chứng cụ thể xác đáng; kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu như câu trần thuật, câu hỏi hay câu cảm thán

d) Văn bản trên cũng đem lại nhiều bài học cho thanh niên ngày nay:

– Thanh niên luôn phải ý thức về sứ mệnh xây dựng đất nước tương lai đang nằm  trên đôi vai của mình.

– Cần luôn luôn chăm chỉ học tập và rèn luyện, dù sống trong hoàn cảnh nào không nên nêu những lý do để làm cái cơ không học tập và rèn luyện.

– Bồi đắp tinh thần trách nhiệm, sống có lí tưởng để cuộc đời có ý nghĩa và hữu ích hơn.

Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 69 Ngữ văn 12 tập 1

Các bạn suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong giới trẻ hiện nay? Từ đó hãy lập dàn ý cho bài viết của mình?

*Trả lời:

Mở bài: Dẫn dắt về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét của thanh thiếu niên ngày nay.

Thân bài:

– Bày tỏ quan điểm: hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét đang tràn lan ở trong giới trẻ ngày nay và là hiện tượng tiêu cực cần bị lên án , phê phán và khắc phục.

– Tác hại: gây lãng phí thời gian; lãng phí tiền của; làm xao nhãng ý chí; ảnh hưởng tới sức khỏe; hình thành lối sống ăn chơi đua đòi; dễ sa ngã tệ nạn xã hội gây nhiều hệ lụy xã hội đau lòng.

– Nguyên nhân: sự ham thích thái quá; thói lười biếng; lối sống đua đòi; thiếu mục đích sống; các cơ sở ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét tràn lan thiếu sự quản lý sát sao và tiềm ẩn nhiều những thú vui độc hại; gia đình, nhà trường và xã hội chưa thật sự quan tâm đúng mức đến những hiện tượng này…

– Một số những giải pháp khắc phục tình trạng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét:

  • Đối với mỗi cá nhân :phải tự mình ý thức được những tác hại của việc “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét, từ đó cần điều chỉnh lối sống; đặt ra mục đích sống cho bản thân và phấn đấu vươn tới lối sống lành mạnh, có ích cho xã hội.
  • Đối với gia đình, nhà trường: giáo dục và định hướng lối sống lành mạnh cho con cái, học sinh.
  • Đối với xã hội: cần tích cực tuyên truyền, đặt ra các quy định tại các cơ sở ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét,…

Kết bài: Nêu tác hại của hiện tượng và đề cao lối sống lành mạnh, có lí tưởng tốt đẹp.

Gợi ý dàn ý triển khai phần tham khảo

Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ trong xã hội điện đại ngày nay

*Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của thanh thiếu niên ngày nay.

*Thân bài:

a, Thực trạng

Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến trên khắp các nền tảng, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook.

Mỗi người đều tự lập cho mình một tài khoản Facebook riêng để truy cập,để kết nối với bạn bè, người thân, có người còn có đến hai hoặc nhiều tài khoản Facebook.

Facebook là một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hàng ngày có một lượng lớn người dùng truy cập (quán cafe, công viên…) hay bất cứ đâu cũng dễ dàng bắt gặp người sử dụng facebook, từ đó dẫn đến tỉ lệ lạm dụng mạng xã hội Facebook ngày càng tăng.

b, Nguyên nhân

Do nhu cầu của con người: muốn kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ những khoảnh khắc, kỉ niệm của mình cho mọi người biết.

Do tính hiếu kỳ, muốn biết “hình thù” Facebook, muốn đua đòi theo bạn bè.

c, Hậu quả

Hậu quả lớn nhất và dễ dàng nhận thấy nhất của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà không còn quan tâm đến những người xung quanh hay những hoạt động bên ngoài.

Sử dụng Facebook quá nhiều từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác, những trẻ em ngày xưa còn chơi những trò chơi dân gian nhưng trẻ em ngày nay đi học về cũng luôn cầm chiếc điện thoại trên tay, hay khi ăn cơm cũng cần có điện thoại chính những điều này dần dần tạo cho trẻ em những thói quen không tốt và lớn lên nó cũng đua đòi theo bạn bè phải có điện thoại phải có một tài khoản facebook cho bằng bạn bằng bè.

Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình dung tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn.

d, Phản đề

Tuy nhiên điều gì cũng có hai mặt của nó ,vì thế chúng ta cũng không thể không công nhận những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta có thể liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách dễ dàng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người chúng ta có thể học hỏi.

*Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook ,nghiện mạng xã hội của thanh thiếu niên trong xã hội hiện đại ngày nay, từ đó rút ra bài học cho bản thân.