Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

I, Hình thái, cấu trúc nhiễm sắc thể.

Sinh vật nhân sơ: ADN vòng kép không liên kết với protein histon -> chưa có cấu trúc nhiễm sắc thể.

Sinh vật nhân thực: ADN vòng kép thẳng và liên kết với protein histon -> cấu trúc nhiễm sắc thể nhìn được dưới kính hiển vi.

Cấu trúc NST: ở kì giữa của quá trình phân bào, NST đóng xoắn cực đại, gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. tại tâm động, NST có eo thứ nhất chia nó thành 2 cánh, trên cánh của 1 số NST còn có eo thứ 2.

II, Chức năng NST.

  • Mang thông tin di truyền.
  • Lưu trữ và bảo quản thông tin đi truyền.
  • Truyền đạt thông tin di truyền (nguyên phân, giảm phân)
  • Điều hòa hoạt động của gen: xoắn, tháo.

III, Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

*Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là nhứng biến ddoooir trong cấu trúc của nhiễm sắc thể do các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể tạo ra tính trạng mới.

*Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

  • Mất đoạn.
  • Đảo đoạn.
  • Lặp đoạn.
  • Chuyển đoạn.

*Nguyên nhân đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

  • Tác nhân vật lí.
  • Tác nhân virut.
  • Tác nhân hóa học.
  • Tác nhân rối loạn sinh lí hóa sinh nội bào.

*Cơ chế đột biến: tác nhân gây đột biến làm đứt gãy nhiễm sắc thể làm gãy, đứt nhiễm sắc thể hoặc trao đổi chéo không cân giữa các NST trong giảm phân,…

*Hậu quả đột biến:

  • Mất đoạn gây mất gen: gây bệnh ung thư máu.
  • Lặp đoạn làm tăng cường biểu hiện tính trạng hoặc giảm biểu hiện tính trạng.
  • Đảo đoạn tăng cường sự sai khác cá thể, góp phần hình thành loài mới.
  • Chuyển đoạn lớn có thể gây chết.

*Ý nghĩa đột biến cấu trúc:

  • Nguyên liệu chọn giống và tiến hóa.
  • Di truyền học: nghiên cứu vị trí của gen trên NST

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.