Phân bón hóa học – Môn Hóa học – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Phân bón hóa học.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

 I, Phân đạm.

Phân đạm Cung cấp N hóa hợp cho cây dưới dạng ion NO3-, NH4+.

Độ dinh dưỡng của phân đạm bằng phần trăm khối lượng Nito có trong phân.

Phân đạm gồm 3 loại chính: đạm nitrat, đạm amoni, ure.

  • Đạm nitrat: cung cấp NO3-
  • Đạm amoni: cung cấp NH4+
  • Ure: có độ dinh dưỡng cao nhất, được sử dụng phổ biến nhất, thích hợp với nhiều loại đất.

II, Phân lân.

Phân lân cung cấp Photpho dưới dạng ion photphat.

Độ dinh dưỡng tính bằng hàm lượng P2O5 tương ứng với P trong phân.

Nguyên liệu chủ yếu: apatit, photphorit.

Các loại chính: supephotphat và lân nung chảy.

  • Supephotphat bao gồm supephotphat đơn và supephotphat kép.
  • Phân lân nung chảy: Khó tan trong nước nhưng có tác dụng khử chua đất.

III, Phân Kali.

  • Cung cấp K+
  • Độ dinh dưỡng tính bằng phần trăm khối lượng K20 tương ứng với K trong phân.
  • VD: KCl và K2SO4.
  • Tro bếp chứa: K2CO3.

IV, Một số loại phân hóa học khác.

1, Phân hỗn hợp và phân phức hợp.

Giống nhau: chứa đồng thời 2-3 nguyên tố dinh dưỡng chính.

Khác nhau:

  • Phân hỗn hợp được tạo ra bằng cách trộn lẫn các loại phân đơn.
  • Phân phức hợp được tạo thành bởi tương tác hóa học.

2, Phân vi lượng.

Phân vi lượng chứa các nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng nhỏ.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Hóa học lớp 11.