Cấu trúc di truyền – Môn Sinh học – Lớp 12

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về Cấu trúc di truyền của quần thể.

1, Định nghĩa quần thể.

Quần thể sinh thái là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh cảnh, giao phối sinh con hữu thụ.

Quần thể tiến hóa là tập hợp các cá thể cùng loài chia sẻ một vốn gen chung.

Vốn gen là tất cả các alen của các cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Mỗi quần thể được đặc trưng bằng cấu trúc di truyền của quần thể, bao gồm: thành phần và tỷ lệ kiểu gen, tần số tương đối của các alen.

Tần số của một alen chính là tỷ lệ loại giao tử mang alen đó trong quần thể.

2, Các dạng quần thể trong tự nhiên.

Căn cứ vào kiểu giao phối trong của quần thể, có các hình thức giao phối:

  • Quần thể tự phối bao gồm tự thụ tinh và tự thụ phấn.
  • Giao phối cận huyết :thụ phấn gần, ghép đôi sinh sản giữa các cá thể có họ hàng gần.
  • Ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên)

3, Khái quát về quần thể ngẫu phối.

Quần thể ngẫu phối là sự ghép đôi giao phối hay sự gặp gỡ giữa giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên với nhau.

Đặc điểm quần thể ngẫu phối:

  • Đa dạng kiểu gen.
  • Đa dạng kiểu hình.

4, Quần thể cân bằng di truyền.

Trong những điều kiện nhất định, tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ ngẫu phối.

Điều kiện đúng:

  • Quần thể không có đột biến gen.
  • Quần thể bị cách li với các quần thể khác: không có di nhập gen.
  • Không có chọn lọc.
  • Kích thước quần thể lớn.
  • Quần thể ngẫu phối.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 12.