Sinh sản hữu tính ở động vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Sinh sản hữu tính ở động vật”.

1, Khái niệm.

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạp ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

2, Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

  • Giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng.
  • Giai đoạn thụ tinh.
  • Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

3, Các hình thức thụ tinh.

a, Thụ tinh ngoài.

  • Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái.
  • VD: Ếch, nhái, cá,…
  • Đặc điểm: Hiệu suất thu tinh thấp.

b, Thụ tinh trong.

  • Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
  • VD: Bò sát, chim và thú.
  • Đặc điểm: Hiệu suất thụ tinh cao.

4, Đẻ trứng và đẻ con.

a, Động vật đẻ trứng và đẻ con.

+ Động vật đẻ trứng: Trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.

VD: Côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát.

+ Động vật đẻ con: phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhân từ mẹ qua nhau thai.

VD: tất cả các thú (trừ thú Mỏ Vịt).

b, Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú.

  • Phôi thai được bảo vệ trong cơ thể mẹ nên tỷ lệ chết thai thấp.
  • Chất dinh dưỡng từ nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.