Dòng điện trong chân không – Môn Vật lý – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Đỗ Ngọc Hà (giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Dòng điện trong chân không”.

1, Dòng điện trong chân không.

a, Bản chất của dòng điện trong chân không

Chân không là môi trường đã được lấy đi các phân tử khí, không chứa các hạt tải điện nên không dẫn điện.

Môi trường chân không dẫn điện khi ta đưa các eletron vào trong đó.

Dòng chuyển dời có hướng của các eletron được đưa vào trong khoảng chân không đó gọi là dòng điện trong chân không. 

b, Thí nghiệm:

Ở đồ thị 1: Khi K không được đốt nóng I=0.

Ở đồ thị 2: Khi K nóng đỏ 

2, Tia catot

a, Thí nghiệm:

Ta không thấy quá trình phóng điện khi áp suất trong ống bằng áp suất khí quyển.

Trong ống có quá trình phóng điện tự lực, trong ống có cột sáng anot và khoảng tối catot khi áp suất trong ống đã đủ nhỏ.

Khi áp suất trong ống hạ xuống, khoảng tối catot chiếm toàn bộ ống, quá trình phóng điện vẫn duy trì và ở phía đối diện với catot, thành ống thủy tinh phát sáng màu vàng lục.

b, Tính chất của tia catot.

  • Làm phát quang một số chất khi đập vào chúng.
  • Truyền thẳng.
  • Làm đen phim ảnh, huỳnh quang tinh thể, phát tia X, làm nóng vật, tác dụng lực lên vật.
  • Tia catot phát ra vuông góc với mặt catot, gặp vật cản bị chặn lại và làm vật đó tích điện âm.
  • Tia catot tác dụng lên kính ảnh và ion hóa không khí, có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng.
  • Tia catot bị lệch trong từ trường, điện trường.

c, Bản chất của tia catot là dòng electron phát ra từ catot, có năng lượng lớn và bay tự do trong không gian.

d, Ứng dụng: làm ống phóng điện tử và đèn hình.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Vật lí lớp 11.