Vật liệu polime – Môn Hóa lớp 12

0

1, Chất dẻo.

Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Chất dẻo sử dụng một số polime sau:

  • Poli (vinyl clorua) (PVC)
  • Polietilen (PE)
  • Poli (metyl metacrylat) 

2, Vật liệu compozit.

Vật liệu compozit là vật liệu gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

Thành phần:

  • Chất nền có thể là nhựa nhiệt rắn và nhựa dẻo.
  • Chất độn có thể là chất bột hoặc chất sợi.

3, Tơ.

Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

Tơ gồm 2 loại:

  • Tơ hóa học: tơ tổng hợp (nilon-6,6, lapsan,..) và tơ bán tổng hợp (visco, xenlulozo axetat).
  • Tơ tự nhiện: Len, tơ tằm, bông,…

Phân tử polime trong tơ tương đối rắn, bền với nhiệt và các dung môi thông thường; mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu.

Một số loại tơ tiêu biểu:

  • Tơ nilon: 
  • Tơ lapsan: 
  • Tơ nitron: 

4, Cao su.

Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

+ Cao su thiên nhiên: có tính đàn hồi, không thấm khí và nước; không dẫn nhiệt và điện; không tan trong nước, etanol,… nhưng tan trong xăng, benzen. Có thể tham gia các phản ứng cộng hidro, HCl,…tác dụng với S.

Cao su thiên nhiên với hệ số trùng hợp n=1500-15000, là polime của isopren 

+ Cao su tổng hợp:

Cao su buna: là polibutadien tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp buta-1,3-dien có mặt Na. Có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.

Cao su isopren: Có đặc tính gần giống cao su thiên nhiên, sản xuất bằng cách trùng hợp isopren.

5, Keo dán.

Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính hai vật liệu mà không làm biến đổi bản chất của vật liệu kết dính.

Một số loại keo dán thông dụng: keo dán ure-fomandehit, keo epoxi, nhựa vá săm, keo hồ tinh bột,…

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.