Đại cương về polime – Môn Hóa lớp 12

0

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Khái niệm:

Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.

Các phân tử tạo nên mắt xích cho Polime gọi là monome.

2, Phân loại:

  • Theo cấu trúc: Polime có mạch phân nhánh và Polime có mạch không phân nhánh.
  • Theo cách tổng hợp: Polime trùng ngưng và Polime trùng hợp.
  • Theo nguồn gốc: Polime nhân tạo, Polime thiên nhiên, Polime tổng hợp.

3, Danh pháp.

Tên các Polime = poli + tên monome

VD: Polietilen ((CH2CH2)n)

4, Đặc điểm cấu tạo:

Có phân tử khối lớn và kích thước lớn.

Có nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành mạch nhánh, mạch không phân nhánh và mạng không gian.

Nếu các mắt xích nối với nhau theo trật tự xác định thì polime có cấu tạo điều hòa và ngược lại.

5, Tính chất vật lí.

Polime là chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy không cố định, trong các dung môi thông thường khó hòa tan, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số lại có tính dẻo, tính đàn hồi,…

6, Tính chất hóa học.

Phản ứng giảm mạch: Thường là phản ứng giải trùng hợp hoặc phản ứng thủy phân.

Phản ứng khâu mạch: Thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hay mạng không gian. Vì có cấu trúc mạng không gian nên polime khâu mạch khó nóng chảy, khó tan và bền hơn polime chưa khâu mạch.

Phản ứng giữ nguyên mạch: Thường là phản ứng thế hay phản ứng cộng.

6, Điều chế.

Điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: Trong phân tử các monome có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng.

Điều chế bằng phản ứng trùng hợp: Trong phân tử các monome có liên kết bội hoặc vòng kém bền có thể mở ra.

7, Ứng dụng.

Sản xuất chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán,….

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 12.