Chắc hẳn mỗi con người Việt Nam không ai là không biết đến Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vị đại của dân tộc ta. Tuy nhiên, không chỉ là vị lãnh tụ tài hoa, mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về Hồ Chủ Tịch – tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc trong bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm:
- Soạn văn 12 tuyên ngôn độc lập
- Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập lớp 12
- Phân tích bài Tuyên ngôn độc lập
- Các tác phẩm văn học lớp 12
- Soạn bài Tây Tiến tác giả tác phẩm
1. Tìm hiểu về Hồ Chí Minh
A. Tiểu sử
Hồ Chí Minh sinh năm 1890 mất năm 1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người được sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời thanh thiếu niên Người tên là Nguyễn Tất Thành; sau một thời gian hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều những tên khác nữa.
- Ngày 26/8/1945, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập. Tới ngày 2 / 9 / 1945, Bác đã đọc bản Tuyên tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trước toàn thể nhân dân Việt Nam.
- Hồ Chí Minh là người đã khai sáng sự nghiệp cách mạng vĩ đại; đem lại nền độc lập, tự do cho dân tộc.
- Người đặt nền móng vững chắc cho nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Người được UNESCO công nhận và suy tôn là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”.
B. Sự nghiệp văn học
a, Quan điểm sáng tác nghệ thuật
- Hồ Chí Minh luôn xem văn học, nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng to lớn. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá – tư tưởng còn nghệ thuật là vũ khí chiến đấu.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng vào tính chân thật và tính dân tộc trong các tác phẩm văn học. Người đã căn dặn các nhà văn phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” đúng với hiện thực đời sống, và luôn phải “giữ tình cảm chân thật”; “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đặc biệt là phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Người nghệ sĩ là phải có sự sáng tạo, mới mẻ. Người luôn tự nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất đi vẻ sáng tạo”…
- Hồ Chí Minh lúc nào cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để dẫn tới quyết định nội dung và hình thức của các tác phẩm. Người luôn tự đặt ra câu hỏi rằng các tác phẩm này: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, rồi sau đó mới đưa ra quyết định “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?”.
b, Các tác phẩm văn học
– Văn chính luận: Trực tiếp dùng để phục vụ với mục đích đấu tranh chính trị qua những chặng đường cách mạng. Những áng văn chính luận của Hồ Chủ Tịch không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ thông minh sắc sảo mà còn được viết bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim một con người vĩ đại. Những tác phẩm tiêu biểu của Người:
- Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp vào năm 1925
- Tuyên ngôn Độc lập được viết và đọc vào năm 1945.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được viết vào năm 1946
- Không có gì quý hơn độc lập, tự do được viết vào năm 1966
- Di chúc được viết vào năm 1969
Truyện – kí: được viết trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở Pháp. Những truyện này hầu hết đều nhằm mục đích tố cáo tội ác tày trời, bản chất tàn bạo, bộ mặt xảo trá của bọn thực dân và bọn phong kiến tay sai đối với người dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời còn đề cao những tấm gương có lòng yêu nước và chung thành với cách mạng. Những tác phẩm tiêu biểu nhất:
- Lời than vãn của bà Trưng Trắc viết năm 1922
- Con người biết mùi hun khói viết năm 1922
- “Vi hành” viết năm 1923
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu viết năm 1925
- Nhật kí chìm tàu viết năm 1931…
– Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật và sang giá nhất trong sự nghiệp văn chương của Người.
- Nhật kí trong tù được viết bằng chữ Hán gồm 133 bài được viết từ năm 1942 – 1943
- Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài thơ viết bằng tiếng Việt)
- Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài
3. Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh vừa độc đáo vừa đa dạng. Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, thơ ca đến truyện, kí thì Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách rất riêng, độc đáo, hấp dẫn cuốn hút người đọc và có giá trị bền vững.
- Với văn chính luận: Các tác phẩm làm bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tính tri thức văn hoá; lí luận gắn liền với thực tiễn; giàu tính luận chiến; vận dụng có hiệu quả trong nhiều phương thức biểu hiện.
- Với thể loại truyện – kí: Luôn chủ động và sáng tạo trong từng bút pháp; bộc lộ rõ chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Với thể loại thơ ca: Có phong cách đa dạng, độc đáo. Khi là những bài cổ thi hàm súc, sâu sắc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Khi thì là những bài thơ mang tính hiện đại vận dụng linh hoạt từ nhiều thể thơ, phục vụ trực tiếp, cho cách mạng.
- Nhìn một cách bao quát, tổng thể hơn có thể thấy: dù viết về đề tài gì, thể loại hay với ngôn ngữ nào, thì các tác phẩm của Hồ Chí Minh bao giờ cũng ngắn gọn, súc tích, giản dị, trong sáng; mọi ý tưởng và hình tượng đều hướng tới cách mạng, hướng tới ánh sáng, niềm vui và sự sống.