Hôm nay HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh lớp 10 đang học theo bộ sách Chân trời sáng tạo nội dung ôn luyện và hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm những bài đã học trong nửa đầu học kỳ I vừa qua để các em chuẩn bị cho bài thi giữa kỳ thật hiệu quả!
I. Hệ thống lại kiến thức cần nhớ
1. Thể loại và hệ thống văn bản
1.1. Ôn tập kiến thức về thể loại
Thể loại | Khái niệm | Đặc trưng |
Thần thoại | Thần thoại là một trong những thể loại truyên dân gian; kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. | Thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,… |
Sử thi | Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng. | Thời gian – không gian sử thi, nhân vật anh hùng sử thi, cốt truyện sử thi, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi; thái độ, cảm xúc của người kể chuyện; cảm hứng chủ đạo của sử thi; bối cảnh lịch sử – văn hóa. |
Thơ trữ tình | Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ, những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ. Thơ cũng có hình thức cấu tạo đặc biệt. | Chủ thể trữ tình.
Vần và nhịp. Từ ngữ hình ảnh trong thơ. |
Hát nói | Cấu trúc: Mưỡu, bài hát nói.
Cách hiệp vần: Bắt buộc có cước vận, liền đôi một và gián cách theo luật B-T. Số chữ không hạn định, câu cuối chỉ có 6 chữ. Ngắt nhịp 3/2/3 (Câu 8 chữ), 3/4 (Câu 7 chữ) hoặc linh hoạt. |
|
Thơ 7 chữ | Không giới hạn số câu thơ, số khổ trong toàn bài.
Gieo vần cuối mỗi câu, hiệp nhiều vần theo lối phóng khoáng: vần ôm, vần liền, vần chéo… Ngắt nhịp theo lối truyền thống: 4/3 Một số cách ngắt nhịp khác: 2/5; 2/2/3; 1/2/2/3 |
1.2. Hệ thống kiến thức về tác phẩm
Bài học | Tác phẩm | Nội dung | Nghệ thuật |
Bài 1 – Tạo lập thế giới (Thần thoại) | Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam) | Giải thích về sự hình thành của trời, đất và các hiện tượng tự nhiên thông qua nhân vật Thần Trụ Trời – vị thần có công phân tách trời và đất, tạo nên thế giới và các dạng địa hình. |
|
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp) | Lí giải về sự xuất hiện của loài người, các con vật trên mặt đất từ bàn tay của các vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê. Câu chuyện cũng đồng thời giải thích việc loài người sử dụng lửa trong sinh hoạt. |
|
|
Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô) | Quá trình con người chung sức đồng lòng để cải tạo thiên nhiên từ khi mặt đất và bầu trời còn chưa bằng phẳng. |
🡪 Đặc trưng lối nói của người miền núi. |
|
Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam) | Truyện kể về cặp nhân vật thần linh có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo vạn vật: Ngọc Hoàng vì vội vàng nên có sai sót trong quá trình sáng tạo và các thiên thần chỉnh sửa, tu bổ và hoàn thiện quá trình sáng tạo đó. Qua câu chuyện, người xưa lý giải về thói quen, tập tính của một số loài vật. |
|
|
Bài 2 – Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) | Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây (Sử thi Ê-đê) | Xây dựng gình tượng nhân vật Đăm Săn trong không gian chiến trận và không gian văn hóa của cộng đồng Tây Nguyên. Qua đó thể hiện mong muốn, hình dung của cộng đồng về một người thủ lĩnh uy dũng, biết bảo vệ và phát triển đời sống của buồn làng. |
|
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy Lạp) | Qua hành trình vượt biển khơi cùng đoàn thủy thủ, đối diện với 2 con quái vật khủng khiếp là Ka-ríp và Xi-la, tác giả dân gian bày tỏ sự ngợi ca trí tuệ và bản lĩnh của người anh hùng Ô-đi-xê. Truyện cũng ca ngợi sức mạnh, sự đoàn kết và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người Hi Lạp cổ đại. |
|
|
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê | Cung cấp thông tin về đặc điểm hình dáng, thiết kế của nhà dài truyền thống và ý nghĩa của chúng trong đời sống sinh hoạt, phong tục và văn hóa của người Ê-đê. |
|
|
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê) | Qua cuộc phiêu lưu tìm đến nhà nữ thần Mặt Trời, Đăm Săn bộc lộ những phẩm chất của người anh hùng sử thi, người đứng đầu cộng đồng: Có tài năng, sức mạnh và lòng dũng cảm; luôn sẵn sàng đối mặt với thách |
|
|
Bài 3 – Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) | Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh) | Tái hiện và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên Hương Sơn – khung cảnh đẹp của đất nước. Đồng thời, bộc lộ tình cảm yêu mến, say mê và trân trọng nét đẹp của tạo hóa. |
|
Thơ duyên (Xuân Diệu) | Những rung động, mơ mộng của chủ thể trữ tình khi quan sát trời thu trong sáng và cảm nhận những chuyển động tinh tế của sự vật tự nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên cũng dẫn dắt và gợi mở cảm xúc của thi nhân về mối duyên tình của con người, giữ “anh” và “em”. |
|
|
Lời má năm xưa (Trần Bảo Định) | Lời thuật lại của nhân vật “tôi” về trải nghiệm trong tuổi thơ, từ việc nghịch ngợm đi bắn chim thằng chài để mẹ phải trách mắng đến khi cứu chữa cho một chú chim thằng chài bị thương và nhận ra ở loài vật này những tâm tính giống như con người. |
|
|
Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương) | Khung cảnh thiên nhiên mùa đông được gợi lên qua vài nét chấm phá, mở ra không gian để chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm lứa đôi. |
|
2. Tiếng Việt
2.1. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn
– Thiếu mạch lạc
– Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp.
2.2. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản và cách chú thích trích dẫn, ghi cước chú.
– Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản:
+ Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […]
+ Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,…
+ Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
+ Kết hợp một số cách nêu trên.
– Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú
+ Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/xuất xứ của tài liệu (tên giác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng.
- Khi trích dẫn nguyên văn, phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Khi trích dẫn ý tưởng, chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép; có thể điễn đạt theo cách viết của mình nhưng cần đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
+ Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm 2 phần:
- Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.
- Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.
2.3. Lỗi dùng từ
– Lỗi lặp từ
– Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
3. Viết
3.1. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
– Kiểu bài: Phân tích, đánh giá một truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể như: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,…
– Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Về nội dung nghị luận:
- Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
- Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể.
+ Về kĩ năng nghị luận, bài viết cần đáp ứng các yêu cầu:
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.
- Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.
- Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
- Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách
Mở bài: Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,…). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.
Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
3.2. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
– Kiểu bài: Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
– Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
+ Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/bác bỏ) của người viết; hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
+ Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.
+ Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
+ Có các phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.
Mở bài: Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.
Thân bài: Trình bày ít nhất 2 luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm. thái độ của người viết (trước các biểu hiện đúng/sai/tốt/xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.
3.3. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
– Kiểu bài: Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.
– Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Về nội dung:
- Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.
- Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…
+ Về kĩ năng:
- Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.
- Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.
- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tcas giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Thân bài: Lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.
4. Nói và nghe
4.1. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
- Nói
– Bước 1: Chuẩn bị nói
+ Xác định tác phẩm truyện.
+ Tìm ý và lập dàn ý.
+ Luyện tập.
– Bước 2: Trình bày bài nói.
– Bước 3: Trao đổi, đánh giá.
- Nghe
– Bước 1: Chuẩn bị nghe.
– Bước 2: Lắng nghe và ghi chép.
– Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá.
4.2. Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Bước 1: Chuẩn bị nói
+ Xác định đề tài.
+ Xác định mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.
+ Tìm ý, lập dàn ý.
+ Luyện tập
– Bước 2: Trình bày bài nói
– Bước 3: Trao đổi, đánh giá
+ Trong vai trò người nói.
+ Trong vai trò người nghe.
4.3. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ
– Bước 1: Chuẩn bị nói.
+ Xác định đề tài.
+ Xác định mục đích nói, đối tượng nghe; không gian và thời gian nói.
+ Tìm ý, lập dàn ý và luyện tập.
– Bước 2: Trình bày bài nói.
– Bước 3: Trao đổi, đánh giá.
II. Những sai lầm thường gặp
1. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn
1.1 Nguyên nhân và ví dụ
– Thiếu mạch lạc
+ Các câu trong đoạn không tập trung vào 1 chủ đề (Lỗi lạc chủ đề).
+ Nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (Lỗi thiếu hụt chủ đề).
Ví dụ: Một tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần, có thể không có vần” (Dẫn theo Bùi Minh Toán)
Lỗi sai: Lạc chủ đề.
Sửa lại: “Một tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thơ, đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là thể loại vừa giàu cảm xúc vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu. Nhạc điệu không nhất thiết do vần quy định nên thơ có thể có vần, có thể không có vần.”
+ Các câu trong đoạn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ: (1) Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. (2) Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người. (3) Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. (4) Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo/ (5) Chân thần dài không thể tả xiết.
Sửa lại: Sắp xếp lại các câu theo trình tự: (2), (4), (1), (5), (3).
– Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp.
Ví dụ: “Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta lo ngại khi thuyết trình là chuẩn bị chưa tốt. Như trên, cách để không lúng túng khi phát biểu ý kiến là phải chuẩn bị thật kĩ, ví dụ như soạn sẵn dàn ý và học thuộc.”
Lỗi sai: Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp.
Sửa lại: Thay “Như trên” bằng “vì vậy/vì thế/do đó”
1.2 Bài tập tự luyện
Xác định chủ đề của những đoạn văn sau:
(1) “Sự vô cảm là khi không khơi dậy bất kỳ phản ứng nào…, đó không phải sự khởi đầu mà là sự kết liễu. Sự vô cảm luôn luôn là bạn hữu của kẻ thù, nó làm lợi cho kẻ áp bức, hung hăng, chứ không phải cho nạn nhân của những kẻ này – những người mà nỗi đau được phóng đại lên nhiều lần khi họ cảm thấy bị quên lãng. Người tù chính trị ở trong xà – lim, những trẻ em đói khát, những người tị nạn vô Tổ quốc – những người mà nếu ta không ngó ngàng gì đến cảnh ngộ của họ, nếu ta không cất đi nỗi cô đơn của họ dù chỉ bằng một tia hy vọng thôi, thì chính ta đã xua đuổi họ ra khỏi ký ức của nhân loại. Và khi khước từ nhân tính của họ, ta đã phản bội nhân tính của chính mình. Sự vô cảm, vì thế, không những là một tội lỗi, nó chính là một hình phạt.” (Theo Elie Wiesel)
(2) “Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng”
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giac “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tao nhã – một nho gia khí tiết” (Theo Chu Văn Sơn).
(3) “[…] Với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố phía Bắc đã kịp thời điều động nhân lực, vật lực chi viện cho “tâm dịch”, cử hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng tham gia trên tuyến đầu chống dịch. Tất cả cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng tham gia chống dịch đều an tâm tư tưởng, xác định rõ nhiệm vụ, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang được tăng cường cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng “tinh nhuệ” trong và ngoài quân đội đã kịp thời cứu chữa bệnh nhân, cung cấp lương thực, thực phẩm, “đi chợ thay” tại các khu cách ly tập trung và bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Cùng với đó là sự góp của, góp công của nhân dân cả nước về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, khẩu trang y tế… để ổn định đời sống nhân dân, cùng với lực lượng tuyến đầu quyết tâm dập dịch trong thời gian sớm nhất.” (Đại tá, PGS, TS Dương Quang Hiền, Báo Quân đội Nhân dân, Online, 03/10/2021)
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
Câu chủ đề của các đoạn văn lần lượt là:
(1) Sự nguy hiểm của vô cảm.
(2) Bức chân dung của Nguyễn Khuyến qua những câu thơ cuối bài “Thu vịnh”.
(3) Tinh thần đoàn kết của dân tộc trong mùa dịch COVID – 19.
2. Lỗi dùng từ
2.1 Cách sửa và ví dụ
– Lỗi lặp từ:
Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác.
Ví dụ: “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại”.
Sửa lại: “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này”.
– Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
Cách sửa: Tra cứu từ điển và chỉnh sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm.
Ví dụ: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu xót của mình.
Sửa lại: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu sót của mình.
– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Cách sửa: Tra cứu từ điển, tìm kiếm từ ngữ phù hợp để thay thế.
Ví dụ: Những kiến thức về thư thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.
Sửa lại: Những kiến thức về thư thầy giáo truyền đạt, chúng em đều rất hứng thú.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ.
Ví dụ: Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.
Sửa lại: Chúng tôi rất quan tâm đến/tới vấn đề ô nhiễm môi trường.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
Cách sửa: Thay thế từ ngữ phù hợp.
Ví dụ: Trong bản kiểm điểm, học sinh viết: “Nhỏ Lan đã méc cô giáo vụ em và Nam gây lộn trong giờ giải lao”.
Sửa lại: Bạn Lan đã nói với cô giáo chuyện em và nam tranh cãi trong giờ giải lao.
2.2 Bài tập tự luyện
Phát hiện lỗi sai trong đoạn trích sau và chỉnh sửa phù hợp.
“Văn học Việt Nam từ xưa đến nay luôn thể hiện tinh thần yêu nước. Dù ở thời đại nào hay với bất kì thể loại nào, tinh thần yêu nước luôn được biểu hiện qua các hình thức đa dạng. Trong đó, thái độ lạc quan và niềm vui sống là một khía cạnh đặc biệt của tinh thần yêu nước. Ở đây, tinh thần yêu nước được hiểu là khả năng vượt lên khỏi những khó khăn, mệt mỏi của hoàn cảnh để duy trì sức sống mãnh liệt của dân tộc.”
Hướng dẫn giải bài tập tự luyện
Nhắc lại kiến thức về bài học “Sửa lỗi dùng từ”. Các lỗi dùng từ thường gặp.
– Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả.
– Dùng từ không đúng nghĩa.
– Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp. sắp xếp trật tự từ không đúng, thiếu hư từ hoặc dùng hư từ không đúng.
– Dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ.
– Dùng lặp từ, lặp nghĩa.
Đọc đoạn văn được trích dẫn và nhận biết lỗi xuất hiện. Lỗi lặp từ “Tinh thần yêu nước”.
Lỗi lặp từ trong đoạn có thể được chỉnh sửa như sau:
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay luôn thể hiện tinh thần yêu nước. Dù ở thời đại nào hay với bất kì thể loại nào, tinh thần ấy luôn được biểu hiện qua các hình thức đa dạng. Trong đó, thái độ lạc quan và niềm vui sống là một khía cạnh đặc biệt. Ở đây, tinh thần yêu nước được hiểu là khả năng vượt lên khỏi những khó khăn, mệt mỏi của hoàn cảnh để duy trì sức sống mãnh liệt của dân tộc.
3. Luyện tập
Câu 1. Dựa vào nội dung, hãy sắp xếp lại các câu sau theo trình tự hợp lí.
(1) Đó là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ước mơ và hiện thực.
(2) Liên hợp quốc chọn ngày 20/3 là “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” bởi đây là một ngày đặc biệt trong năm, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài của đêm và ngày bằng nhau.
(3) Từ đó truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá mang lại hạnh phúc.
“(1) Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói rất rõ ràng về trong sáng, về “trong” và “sáng” trong tiếng Việt.
(2) Bác Hồ đã có những lời dạy rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu…
(3) Tôi không thuộc lòng, nhớ chính xác từng câu, từng từ nhưng tôi luôn nhớ tới yêu cầu phải trong trẻo, không có tạp chất, phải trung thành và sáng tỏ ý muốn viết, muốn nói.”
(Trích phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng”)
(1) Thế nhưng, lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, hay nét riêng của nó.
(2) Đó là một trong những phong cách ăn nói của người Quảng Bình.
(3) Trong cách ăn nói đó, nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là mới gặp lần đầu, đó là tính “hài”, chất “vui”, cách “trạng” trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình.
(4) Sự khác biệt giữa tiếng Quảng Bình với tiếng phổ thông, dĩ nhiên là gây khó hiểu với du khách ngoại tỉnh khi đến thăm hoặc làm việc với Quảng Bình.
(Nguyễn Tú, “Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình”, Tài liệu Giáo dục địa phương Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Hướng dẫn giải
- Căn cứ vào các từ liên kết xuất hiện trong câu văn: (1) “Đó”, (2) Không sử dụng, (3) “Từ đó” và từ khoá trong mỗi câu: (1) “biểu tượng”, (2) “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” , (3) “truyền tải thông điệp”. Các câu theo trình tự đúng là: (2) – (1) – (3).
- Câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết lỗi trong đoạn văn, bao gồm lỗi về nội dung hoặc lỗi về hình thức. Sau đó, lựa chọn phương án chỉnh sửa phù hợp để đảm bảo tính mạch lạc, liên kết của đoạn văn.
Đọc đoạn trích, xác định các từ khoá trong câu:
-(1): Thủ tướng Phạm Văn Đồng, “trong” và “sáng”
-(2): Bác Hồ, ngắn gọn, dễ hiểu
-(3): Tác giả, trong trẻo, không có tạp chất, trung thành và sáng tỏ ý
Như vậy, nội dung câu (3) tổng hợp lại ý của câu (1) và câu (2) nên ba câu đã đảm bảo chủ đề và nội dung của đoạn. Căn cứ vào nội dung các câu, cần sắp xếp lại: (2), (1), (3).
- Đọc toàn bộ các câu văn được đưa ra trong đề bài, căn cứ vào các từ dùng để thay thế, không nêu lên đối tượng cụ thể ở câu (2), (3): “đó”, “trong cách ăn nói đó”. Sử dụng phương pháp loại trừ, loại A, C.
Xác định từ khoá trong các câu:
– (1): nét đẹp, nét riêng
– (4): gây khó hiểu với du khách
Nhận biết từ liên kết ở đầu câu (1): “Thế nhưng” – chỉ mối quan hệ tương phản, xác định trật tự. Câu (4) đứng trước câu (1). Như vậy, cách sắp xếp đúng là theo thứ tự (4), (1), (2) (3).
Câu 2. Lựa chọn từ thay thế phù hợp để điền vào chỗ trống trong các đoạn sau:
- Chúng/Họ/Đó/Và/Vậy nên.
“Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ti, ảnh con mèo, […] lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại. Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, …. là mục tiêu chính”.
(Đặng Hoàng Giang, “Bức xúc không làm ta vô can”, NXB Hội Nhà Văn, 2015)
- Tất cả/Nó/Đó/Bởi.
“[…] Những thanh cao (với dấu sắc) được hạ thấp xuống, còn những thanh thấp (với dấu huyền, dấu nặng) lại được được nâng cao lên. Như vậy trong giọng nói của Trị Thiên, tiếng trầm tiếng bổng không quá cách biệt. …. đều bằng bằng với nhau; nói cách khác. lại bình thản!”
(Tràng Thiên, “Quê hương”, Nhã Nam Book, 2011)
- Chúng/Nó/Hắn/Thị
“Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có sự bình yên một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình tái thiết lập….”
(Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà Văn, 2015)
Hướng dẫn giải
- Đọc đoạn trích, các đối tượng được nhắc đến trong bài lần lượt là. “chúng ta”, “một người”, “những ánh mắt”, “ái kỉ”. Xét trong nội dung câu. “Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, …. là mục tiêu chính”, từ “không những” là dấu hiệu ngôn ngữ cho thấy đối tượng còn được làm rõ thêm ở vế sau của câu. Như vậy, từ cần điền khuyết là từ phù hợp để thay thế cho “ái kỉ” – “Đó”.
- Đọc đoạn trích, xác định các đối tượng được nhắc đến là “tiếng trầm”, “tiếng bổng”. Từ “tất cả” có ý chỉ số lượng toàn bộ, bao hàm các đối tượng trên, phù hợp để hoàn thành đoạn văn.
- Đọc đoạn văn, xác định từ cần thay thế là “sự bình yên”. Trong danh sách các từ được đề xuất, có thể lựa chọn từ “Nó” do các từ thay thế có nghĩa chỉ giới như “Hắn”, “Thị” là không phù hợp và từ “Chúng” chỉ số nhiều, không thích hợp với từ cần thay thế.
Câu 3. Viết đoạn văn (từ 10 – 12 câu) nêu suy nghĩ về việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Trong đoạn sử dụng một phép liên kết về hình thức, một cụm từ và một câu ghép.
Hướng dẫn giải
-Hình thức: Đoạn văn
-Dung lượng: 10 – 12 câu
-Nội dung: Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của giới trẻ hiện nay.
– Các yêu cầu về tiếng Việt:
+ Phép liên kết hình thức: Phép thế, phép nối, phép lặp,…
+ Cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
+ Câu ghép: câu được cấu tạo từ hai hoặc nhiều hơn cụm chủ – vị không bao chứa nhau.
-Triển khai bài viết cần đảm bảo các ý:
+ Giải thích: Ngôn ngữ: Hệ thống các tín hiệu dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin
+ Phân tích, chứng minh
- Thực trạng: Phát triển nhanh theo hình thức lối nói chơi chữ, ít tính học thuật; Nhiều từ mới được kiến tạo do du nhập từ các ngôn ngữ nước ngoài (Anh, Hàn, Trung); Có sự lưu ý đối với các quy chuẩn về chính tả, nghĩa của từ
- Nguyên nhân: Sự phát triển của mạng xã hội và các cổng thông tin điện tử dẫn đến thông tin được lưu chuyển liên tục giữa các vùng cư dân trong nước và ngoài nước; Sự hình thành rõ nét ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc và sự đa dạng của tiếng Việt.
+Mở rộng
- Phản đề: Sự chêm xen ngôn ngữ tiếng Anh, sử dụng từ cẩu thả, dùng thành ngữ và tục ngữ sai về nghĩa
- Giải pháp và liên hệ